Câu hỏi:

03/10/2024 156

Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kỳ ai cũng có quyền bắt người?

A. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

Đáp án chính xác

B. Có dấu hiệu hành vi phạm tội.

C. Đang bị nghi ngờ phạm tội. 

D. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: A

- Trường hợp Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã,ai cũng có quyền bắt người

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là, không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Các quyền tự do cơ bản của công dân

a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

- Điều 71 Hiến pháp năm 1992 có quy định: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

* Nội dung:

- Không một ai dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ

- Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật.

* Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người

- Trường hợp 1: Viện Kiểm soát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can,bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội

- Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

+ Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng

+ Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được

+ Khi thấy ở người hoặc chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm

- Trường hợp 3: Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

* Ý nghĩa:

- Là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất liên quan đến quyền được sống của con người

- Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữngười trái với quy định của pháp luật

- Bảo vệ quyền con người - quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

- Điều 71 Hiến pháp năm 1992: “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm …”

- Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác

* Nội dung:

- Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.

- Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.

* Ý nghĩa:

- Xác định địa vị pháp lý của công dân

- Đề cao nhân tố con người

c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

- Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép thì mới được khám xét chỗ ở của một người. Việc khám xét cũng không được tuỳ tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật qui định

* Nội dung:

- Về nguyên tắc, không được ai tự tiện vào chỗ ở của người khác. Trừ một số trường hợp như sau:

+ Trường hợp 1: Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có công cụ, phương tiện để thực tiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án

+ Trường hợp 2: Khám chỗ ở của một người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội quả tang lẫn tránh.

* Ý nghĩa:

- Bảo đảm cho công dân có cuộc sống tự do

- Tránh mọi hành vi tuỳ tiện, lạm dụng quyền hạn của cán bộ, công chức nhà nước

d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

- Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

- Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

* Ý nghĩa: Bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội không bị xâm phạm

e. Quyền tự do ngôn luận

- Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước

- Quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.

+ Một là: Các cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố … trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng

+ Hai là: Có thể viết bài gửi đăng báo, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trường, chính sách và pháp luật của nhà nước…

+ Ba là: Đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở

* Ý nghĩa: Là cơ sở để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản

Mục lục Giải GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tự ý bóc mở thư của người khác là vi phạm:

Xem đáp án » 21/07/2024 616

Câu 2:

Chứng kiến cảnh anh M đang thực hiện hành vi bẻ khóa và ăn trộm xe máy nhà ông T, nên anh V đã khống chế anh M và giải lên trình báo công an. Nhưng vì muốn giải cứu cho bạn mình, nên chị A đã đến cởi trói cho anh M và bắt giữ anh V lại, rồi vu khống cho anh V đã ăn trộm xe máy. Trong trường hợp này, ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể?

Xem đáp án » 21/07/2024 342

Câu 3:

Ông T là một vị chủ tịch xã rất liêm khiết, suốt đời không tham ô tiền của của nhân dân. Do không kí sổ để cho anh P – một người không phải là nghèo được công nhận là hộ nghèo. Bất bình vì điều đó, anh C trong một cuộc họp giao ban đã đứng đậy phát biểu, dùng những lời lẽ miệt thị, xúc phạm danh dự ông T, hơn nữa anh C còn tự do phát biểu rằng ông T là người tham ô, tham nhũng, nhận tiền hối lộ của anh P. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền tự do ngôn luận?

Xem đáp án » 23/07/2024 314

Câu 4:

Chủ thể nào dưới đây có quyền được đảm bảo an toàn về bí mật thư tín, điện tín?

Xem đáp án » 21/07/2024 235

Câu 5:

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của

Xem đáp án » 21/07/2024 180

Câu 6:

Sử dụng mạng xã hội Facebook để bình luận về các vấn đề xã hội mà mình quan tâm nhưng không vi phạm pháp luật, tức là công dân đã sử dụng quyền

Xem đáp án » 21/07/2024 158

Câu 7:

Đối tượng nào dưới đây không phải chủ thể của quyền bất khả xâm phạm về thân thể công dân?

Xem đáp án » 21/07/2024 157

Câu 8:

Quyền được đảm bảo, an toàn, bí mật điện thoại, điện tín thuộc nhóm quyền về

Xem đáp án » 22/07/2024 145

Câu 9:

Khi bắt được đối tượng trộm chó nhà mình. Anh A đã nhốt đối tượng trộm chó một ngày, một đêm, yêu cầu gia đình họ mang tiền đến chuộc mới thả cho về. Hành vi tạm giữ người của anh A đã vi phạm quyền

Xem đáp án » 21/07/2024 145

Câu 10:

Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của mình, ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

Xem đáp án » 21/07/2024 138

Câu 11:

Hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân là

Xem đáp án » 23/07/2024 137

Câu 12:

Ý kiến nào sau đây là sai khi nói về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

Xem đáp án » 21/07/2024 137

Câu 13:

Do nghi ngờ học sinh A buôn bán thuốc lắc cho một số học sinh trong và ngoài trường nên công an phường đã xông vào trường, phá tủ cá nhân của học sinh A dù bảo vệ nhà trường hết sức ngăn cản. Hành động của công an phường đã xâm phạm vào quyền

Xem đáp án » 21/07/2024 129

Câu 14:

Không ai được đánh người là nội dung thuộc quyền nào dưới đây?

Xem đáp án » 21/07/2024 123

Câu 15:

Nhận định nào sau đây là sai?

Xem đáp án » 23/07/2024 121

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »