Câu hỏi:
13/11/2024 181Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi?
A. Một trận bóng đá diễn ra từ 15 giờ đến 16 giờ 45 phút.
B. Lúc 8 giờ một xe ô tô khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh, sau 3 giờ chạy thì xe đến Vũng Tàu.
C. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế.
D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra.
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
-Trường hợp một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế,có số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi
+ Thời điểm xuất phát: là lúc 0 giờ (tức là nửa đêm).
+ Thời điểm đến nơi: là lúc 8 giờ 05 phút.
- Khi nói về khoảng thời gian trôi qua, ta tính từ lúc tàu xuất phát cho đến lúc tàu đến nơi:
Thời gian từ 0 giờ đến 8 giờ 05 phút là 8 giờ 5 phút.
Vậy, khoảng thời gian trôi qua từ khi tàu rời Vinh đến khi đến Huế là 8 giờ 5 phút, trùng với số giờ phút của thời điểm tàu đến Huế (8 giờ 05 phút).
Lý do có sự trùng hợp này là vì điểm xuất phát của tàu là lúc 0 giờ, nên khoảng thời gian trôi qua từ lúc khởi hành đến điểm đến sẽ bằng đúng thời điểm đến khi tàu đến nơi.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Chuyển động cơ – Chất điểm
a) Chuyển động cơ
Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
b) Chất điểm
Một vật được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).
c) Quỹ đạo
Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian.
2. Cách xác định vị trí của vật trong không gian
a) Vật làm mốc và thước đo
Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.
b) Hệ tọa độ
+ Hệ tọa độ 1 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng).
Tọa độ của vật ở vị trí M: x = OM−
+ Hệ tọa độ 2 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng).
Tọa độ của vật ở vị trí M:
x = OMx
y = OMy
3. Cách xác định thời gian trong chuyển động
a) Mốc thời gian và đồng hồ
Mốc thời gian là thời điểm chọn trước để bắt đầu tính thời gian.
Để xác định từng thời điểm ứng với từng vị trí của vật chuyển động ta phải chọn mốc thời gian và đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ.
b) Thời điểm và thời gian
- Thời điểm là giá trị mà đồng hồ hiện đang chỉ đến theo một mốc cho trước mà ta xét.
- Thời gian là khoảng thời gian trôi đi trong thực tế giữa hai thời điểm mà ta xét.
4. Hệ quy chiếu
Một hệ quy chiếu bao gồm:
+ Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc.
+ Một mốc thời gian và một đồng hồ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Mục lục Giải Vật lí 10 Bài 1: Chuyển động cơ
Mục lục Giải Vật lí 10 Bài 2: Chuyển động thẳng đều
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một chất điểm chuyển động trên một đường thẳng. Đồ thị tọa độ theo thời gian của chất điểm được mô tả trên hình vẽ. Tốc độ trung bình của chất điểm trong khoảng thời gian từ 0,5s đến 4,5s là:
Câu 2:
Hình vẽ bên là đồ thị tọa độ - thời gian của một chiếc ô tô chạy từ A đến B trên một đường thẳng. Chiều dài quãng đường AB và tốc độ của xe lần lượt là:
Câu 3:
Một người đi xe đạp chuyển động trên một đoạn thẳng AB có độ dài là s. Tốc độ của xe đạp trong một phần tư đầu của đoạn đường này là 12 km/h, trong một phần năm tiếp theo là 16 km/h và trong phần còn lại là 22 km/h. Tốc độ trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường AB gần giá trị nào nhất sau đây?
Câu 4:
Hình vẽ bên là đồ thị tọa độ- thời gian của hai xe máy I và II xuất phát từ A chuyển động thẳng đều đến B. Gốc tọa độ O đặt tại A. Nếu chọn mốc thời gian là lúc xe I xuất phát thì
Câu 5:
Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox theo chiều dương có dạng: x = 5 + 5t (x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với tốc độ bằng bao nhiêu?
Câu 7:
Hình vẽ bên là đồ thị tọa độ - thời gian của một chiếc ô tô chạy từ A đến B trên một đường thẳng. Điểm A cách gốc tọa độ bao nhiêu kilômét? Thời điểm xuất phát cách mốc thời gian mấy giờ?
Câu 8:
Để xác định hành trình của một con tàu biển, người ta không dùng đến thông tin nào dưới đây?
Câu 9:
Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 12 km có hai ô tô xuất phát, chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng AB, theo chiều từ A đến B. Tốc độ của ô tô chạy từ A là 54 km/h và của ô tô chạy từ B là 48 km/h. Chọn A làm mốc thời gian và chọn thời điểm xuất phát của hai xe làm mốc thời gian, chọn chiều chuyển động của hai ô tô làm chiều dương. Sau khoảng thời gian hai xe gặp nhau tại C. Khoảng cách AC và lần lượt là:
Câu 10:
Một ô tô chạy trên một đường thẳng từ địa điểm A đến địa điểm B phải mất một khoảng thời gian t. Tốc độ của ô tô trong nửa đầu của khoảng thời gian này là 60 km/s và trong nửa cuối là 12 km/h. Tính tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường AB.
Câu 11:
Một xe ô tô xuất phát từ một điểm cách bến xe 5 km trên một đường thẳng qua bến xe, và chuyển động với tốc độ 80 km/h ra xa bến. Chọn bến xe làm vật mốc, chọn thời điểm ô tô xuất phát phải làm mốc thời gian và chọn nhiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của ô tô trên đoạn đường thẳng là:
Câu 12:
Trong một lần thử xe ô tô, người ta xác định được vị trí của xe tại các thời điểm cách nhau cùng một thời gian 1s (xem bảng dưới đây). Biết xe chuyển động thẳng theo một chiều nhất định. Tốc độ trung bình của ô tô: trong 3 giây đầu tiên, trong 3 giây cuối cùng và trong suốt thời gian quan sát lần lượt là v1, v2 và v3. Tổng (v1 + 3v2 + v3) gần giá trị nào nhất sau đây?
Câu 13:
Một chiếc ô tô xuất phát từ A lúc 6 giờ sáng, chuyển động thẳng đều tới B, cách A 90km. Tốc độ của xe, biết rằng xe tới B lúc 8 giờ 30 phút.
Câu 14:
Một người bơi dọc theo chiều dài 50 m của bể bơi hết 40 s, rồi quay lại về chỗ xuất phát trong 42 s. Gọi v1, v2 và v3 lần lượt là tốc độ trung bình: trong lần bơi đầu tiên theo chiều dài của bể bơi; trong lần bể bơi về và trong suốt quãng đường đi và về. Tổng (v1 + v2 + 2v3) gần giá trị nào nhất sau đây?
Câu 15:
Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 12 km có hai ô tô xuất phát, chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng AB, theo chiều từ A đến B. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 54 km/h và của ô tô chạy từ B là 48 km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe ô tô làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của hai ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của ô tô chạy từ A và chạy từ B lần lượt là: