Câu hỏi:
13/11/2024 201Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi?
A. Một trận bóng đá diễn ra từ 15 giờ đến 16 giờ 45 phút.
B. Lúc 8 giờ một xe ô tô khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh, sau 3 giờ chạy thì xe đến Vũng Tàu.
C. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế.
D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra.
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế,là trường hợp có số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi
+ Thời điểm xuất phát: là lúc 0 giờ (tức là nửa đêm).
+ Thời điểm đến nơi: là lúc 8 giờ 05 phút.
- Khi nói về khoảng thời gian trôi qua, ta tính từ lúc tàu xuất phát cho đến lúc tàu đến nơi:
Thời gian từ 0 giờ đến 8 giờ 05 phút là 8 giờ 5 phút.
Vậy, khoảng thời gian trôi qua từ khi tàu rời Vinh đến khi đến Huế là 8 giờ 5 phút, trùng với số giờ phút của thời điểm tàu đến Huế (8 giờ 05 phút).
Lý do có sự trùng hợp này là vì điểm xuất phát của tàu là lúc 0 giờ, nên khoảng thời gian trôi qua từ lúc khởi hành đến điểm đến sẽ bằng đúng thời điểm đến khi tàu đến nơi.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Chuyển động cơ – Chất điểm
a) Chuyển động cơ
Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
b) Chất điểm
Một vật được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).
c) Quỹ đạo
Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian.
2. Cách xác định vị trí của vật trong không gian
a) Vật làm mốc và thước đo
Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.
b) Hệ tọa độ
+ Hệ tọa độ 1 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng).
Tọa độ của vật ở vị trí M: x = OM−
+ Hệ tọa độ 2 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng).
Tọa độ của vật ở vị trí M:
x = OMx
y = OMy−
3. Cách xác định thời gian trong chuyển động
a) Mốc thời gian và đồng hồ
Mốc thời gian là thời điểm chọn trước để bắt đầu tính thời gian.
Để xác định từng thời điểm ứng với từng vị trí của vật chuyển động ta phải chọn mốc thời gian và đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ.
b) Thời điểm và thời gian
- Thời điểm là giá trị mà đồng hồ hiện đang chỉ đến theo một mốc cho trước mà ta xét.
- Thời gian là khoảng thời gian trôi đi trong thực tế giữa hai thời điểm mà ta xét.
4. Hệ quy chiếu
Một hệ quy chiếu bao gồm:
+ Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc.
+ Một mốc thời gian và một đồng hồ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Giờ Berlin chậm hơn giờ Hà Nội 6 giờ. Trận bóng đã diễn ra tại Berlin lúc 19h00m ngày 30/08/2019. Khi đó theo giờ Hà Nội là:
Câu 4:
Trường hợp nào sau đây không thể coi vật chuyển động là chất điểm?
Câu 5:
“Lúc 15 giờ 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 5, cách Hải Dương 10 km”. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì?
Câu 7:
Một ô-tô chở khách đang chạy trên đường. Hãy chỉ rõ vật làm mốc khi nói ô-tô đang chuyển động
Câu 8:
Từ thực tế, hãy xem trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là một đường thẳng?
Câu 10:
Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật chuyển động như một chất điểm?
Câu 11:
Để xác định hành trình của một con tàu trên biển, người ta không dùng đến thông tin nào dưới đây?
Câu 12:
Trường hợp nào dưới đây có thể coi một đoàn tàu như một chất điểm?
Câu 15:
Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm?