Câu hỏi:
21/07/2024 263Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân? ( 0,5điểm )
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh.
B. Vịt con hốt hoảng kêu cứu.
C. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết.
D. Vịt con vội vàng bỏ chạy.
Trả lời:
Chọn C
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
A. Kiểm tra Đọc
Học sinh đọc thầm bài sau rồi làm bài tập theo yêu cầu:
Vịt con và gà con Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu. Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi. Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè "tùm" một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu: - "Cứu tôi với, tôi không biết bơi!" Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói: - Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa. (Theo Những câu chuyện về tình bạn)
Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì? ( 0,5điểm )
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 4:
Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn sau: ( 0,5điểm )
Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống.
Câu 5:
II. Tập làm văn
Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa.
Câu 6:
Hãy tìm trong bài một câu nói về sự dũng cảm của Vịt con. ( 0,5điểm )
Câu 8:
Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ? ( 0,5điểm )
Đúng điền Đ, Sai điền S vào mỗi ô trống trước các ý sau:
[ ] Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi.
[ ] Vì Vịt con tốt bụng, đã cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn.
[ ] Vì Gà con thấy Vịt con sợ quá khóc to.
Câu 9:
Đặt dấu chấm, dấu phẩy và dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (1điểm )
Hồng nói với bạn ( ) " Ngày mai ( ) mình đi về ngoại chơi ( )"
Câu 10:
I. Chính tả
- Yêu cầu: Giáo viên viết đề bài lên bảng sau đó đọc đoạn chính tả cho học sinh viết vào giấy kẻ có ô li
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.