Câu hỏi:
20/07/2024 117Trong giờ thực hành, một bạn học sinh đã mô tả ngắn gọn quan hệ sinh thái giữa các loài trong một vường xoài như sau: Cây xoài là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn quả, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Từ các mô tả này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
II. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
III. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là động vật tiêu thụ bậc 2, cũng có thể là động vật ăn thịt bậc 3.
IV. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Trả lời:
Chọn đáp án A
Giải thích: Dựa vào mô tả nói trên, chúng ta vẽ được lưới thức ăn:
Chỉ có phát biểu I đúng. → Đáp án A
→ I đúng. Vì chuỗi thức ăn dài nhất là chuỗi:
Cây → côn trùng cánh cứng → chim sâu → chim ăn thịt cở lớn. (có 4 mắt xích).
II sai. Vì khi đông vật ăn rễ cây giảm số lượng thì rắn và thú ăn thịt sẽ thiếu thức ăn nghiêm trọng, khi đó chúng cạnh tranh gay gắt hơn. Còn chim ăn thịt cở lớn sử dụng nhiều nguồn thức ăn, cho nên thiếu động vật ăn rễ cây thì không ảnh hưởng lớn đến nó.
III đúng. Vì chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.
IV sai. Vì các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng đều sử dụng cây làm thức ăn nhưng có sự phân hóa ổ sinh thái (mỗi loài ăn một bộ phận khác nhau của cây).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Gen A có chiều dài 510 nm bị đột biến điểm trở thành alen a. Nếu alen a có 3723 liên kết hidro thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Câu 2:
Một loài thực vật, thực hiện phép lai: AABB × aabb, thu được các hợp tử F1. Gây đột biến tứ bội hóa F1 với hiệu suất 72% tạo ra các cây F1. Các cây F1 đều giảm phân bình thường và thể tứ bội chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ giao tử mang 1 alen lặn chiếm tỉ lệ 30%.
II. Tỉ lệ giao tử mang toàn alen trội chiếm tỉ lệ 9,25%.
III. Tỉ lệ giao tử mang 2 alen trội chiếm tỉ lệ 43%.
IV. Tỉ lệ giao tử mang ít nhất 1 alen trội chiếm tỉ lệ 90,75%.
Câu 4:
Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh ở người.
Biết rằng không xảy ra đột biến, người số 6 không mang alen bệnh 1, người số 8 có bố bị bệnh 2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hai bệnh này có thể di truyền phân li độc lập hoặc liên kết với nhau.
II. Có 8 người chưa xác định được chính xác kiểu gen.
III. Cặp 14-15 sinh con trai không mang alen bệnh với xác suất 49/240.
IV. Cặp 14-15 sinh con gái chỉ mang alen bệnh 1 với xác suất 7/240.
Câu 6:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, trên mỗi cặp nhiễm sắc thể chỉ xét 1 gen có 2 alen, trong đó mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong điều kiện không phát sinh đột biến, loài này có 16 loại kiểu hình.
II. Trong các loại đột biến thể ba, có tối đa 432 kiểu gen.
III. Trong các loại đột biến thể một, có tối đa 216 kiểu gen.
IV. Loài này có 4 loại đột biến thể một.
Câu 7:
Ở một loài thực vật, A1 quy định hoa đỏ, A2 quy định vàng, A3 quy định hoa hồng, A4 quy định hoa trắng. Biết rằng quần thể cân bằng di truyền, các alen có tần số bằng nhau và thứ tự trội hoàn toàn của các alen là A1 >> A2 >> A3 >> A4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình 7 cây hoa đỏ: 5 cây hoa vàng: 3 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
II. Trong quần thể, các kiểu gen dị hợp có tần số bằng nhau; các kiểu gen đồng hợp có tần số bằng nhau.
III. Nếu loại bỏ toàn bộ các cây hoa hồng, hoa trắng thì trong số các cây còn lại, tần số A1 là 1/3.
IV. Nếu các kiểu gen đồng hợp không có khả năng sinh sản thì tỉ lệ kiểu hình ở các thế hệ tiếp theo vẫn được duy trì ổn định như ở thế hệ P.
Câu 8:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đa số đột biến gen là đột biến lặn và có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
II. Gen trong tế bào chất bị đột biến thì sẽ không được di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.
III. Tần số đột biến của mỗi gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.
IV. Sử dụng một loại tác nhân tác động vào tế bào thì tất cả các gen đều bị đột biến với tần số như nhau.
Câu 9:
Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể?
Câu 10:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hoa bắt đầu xuất hiện ở đại nào sau đây?
Câu 11:
Phân tích trình tự nuclêôtit của cùng một loại gen ở các loài có thể cho ta biết
Câu 12:
Ở người, có bao nhiêu trường hợp sau đây làm tăng huyết áp?
I. Mang vật nặng.
II. Hồi hộp chờ đợi.
III. Thành mạch bị xơ cứng.
IV. Tim đập nhanh hơn lúc bình thường.
Câu 15:
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?