Câu hỏi:
22/07/2024 160
Trong cuộc sống, lòng tốt có thể được thể hiện bằng những cách thức nào? Hãy tìm một vài ví dụ trong thực tế cuộc sống để chứng minh cho ý kiến của bạn.
Trả lời:
Trả lời:
- Lòng tốt là những hành động, việc làm cao đẹp xuất phát từ tấm lòng nhằm giúp đỡ người khác. Người có lòng tốt sẵn sàng cảm thông, chia sẻ; luôn nhường nhịn, hy sinh; không bao giờ tranh giành quyền lợi hay ghen ghét, đố kị, cũng không nghĩ xấu, nói xấu cho ai.
- Biểu hiện của lòng tốt:
+ Dắt người già qua đường, nhặt được của rơi trả người đánh mất; cứu người bị nạn, mở lòng từ bi và làm việc thiện.
+ Lòng tốt không mua được bằng tiền; lòng tốt cho đi mà không vơi, không mất. Vì thế, lòng tốt là tài sản tinh thần vô giá. Tuy nhiên, cái ác vẫn còn tồn tại trong cuộc sống do tham lam, đố kị, vì bổng lộc, quyền hành, thậm chí vì những thứ hão huyền, vô nghĩa đôi khi người ta vẫn ứng xử với nhau thật tàn nhẫn: vu oan, trù dập, gạt lừa,...
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Vẽ sơ đồ tóm tắt luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.
Câu 2:
Bạn có đồng ý với quan điểm Chúng ta được định sẵn để trở thành người có lòng tốt không?
Câu 3:
Tính thuyết phục của lí lẽ trong văn bản nghị luận nằm ở yếu tố:
a. Soi chiếu vấn đề trên nhiều khía cạnh.
b. Có cơ sở vững chắc từ lí thuyết và thực tiễn.
c. Lập luận một cách chặt chẽ, đảm bảo đủ cơ sở và kết luận.
d. Cả ba phương án trên.
Tính thuyết phục của lí lẽ trong văn bản nghị luận nằm ở yếu tố:
a. Soi chiếu vấn đề trên nhiều khía cạnh.
b. Có cơ sở vững chắc từ lí thuyết và thực tiễn.
c. Lập luận một cách chặt chẽ, đảm bảo đủ cơ sở và kết luận.
d. Cả ba phương án trên.
Câu 4:
Trình bày vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.
Câu 5:
Bạn ấn tượng nhất với lí lẽ, bằng chứng nào trong văn bản? Nhận xét về sự độc đáo của lí lẽ, bằng chứng đó.
Câu 6:
Chỉ ra ít nhất một nét tương đồng và một nét khác biệt về nội dung giữa văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới và Người trẻ và hành trang vào thế kỉ XXI.
Câu 8:
Thực hiện đề bài sau:
Đề bài: Tình huống: Trong buổi sinh hoạt đầu tuần, giáo viên chủ nhiệm tổ chức buổi thảo luận về chủ đề: “Bình đẳng giới và sự phát triển bền vững”.
Nhiệm vụ: Bạn hãy chọn một vấn đề về bình đẳng giới mà bạn quan tâm và thực hiện bài trình bày trong buổi thảo luận.
Yêu cầu:
- Hệ thống luận điểm rõ ràng, thuyết phục.
- Đưa ra được những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, mạch lạc để làm rõ luận điểm.
- Nêu và phân tích, đánh giá, trao đổi về các ý kiến trái chiều.
Thực hiện đề bài sau:
Đề bài: Tình huống: Trong buổi sinh hoạt đầu tuần, giáo viên chủ nhiệm tổ chức buổi thảo luận về chủ đề: “Bình đẳng giới và sự phát triển bền vững”.
Nhiệm vụ: Bạn hãy chọn một vấn đề về bình đẳng giới mà bạn quan tâm và thực hiện bài trình bày trong buổi thảo luận.
Yêu cầu:
- Hệ thống luận điểm rõ ràng, thuyết phục.
- Đưa ra được những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, mạch lạc để làm rõ luận điểm.
- Nêu và phân tích, đánh giá, trao đổi về các ý kiến trái chiều.
Câu 9:
Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Xác định thái độ, tình cảm của người viết đối với vấn đề được bàn luận trong văn bản.
Câu 10:
Chọn một văn bản nghị luận mà bạn yêu thích và phân tích nét độc đáo của nhan đề văn bản ấy.
Câu 11:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
LÒNG TỐT - MÓN QUÀ VÔ GIÁ
Pi-e-rô Phe-ru-chi (Piero Ferrucci)
Bà lão chẳng màng ăn uống gì. Đơn độc trong thế giới này, bà cảm thấy mình như đang bị lãng quên bởi hết thảy mọi người. Phiền muộn chất chứa trong lòng bà tới mức bà không sao nuốt được gì. Mi-li-na (Milina) nhận thấy điều này, dì nói chuyện với bà và bà cũng đáp lời chút ít. Bằng giọng nói yếu ớt, bà lão kể Mi-li-na nghe về những đứa con trai và con gái của bà - những người bận bịu tới mức không săn sóc bà được, cũng chẳng đứa nào màng tới thăm bà. Bà không có bệnh, bà chỉ kiệt sức vì không ăn được gì.
“Cô có muốn ăn một chút kem không?” - Mi-li-na hỏi. Thật là một ý tưởng kì lạ, mời một người sắp lìa đời ăn kem. Vậy nó có tác dụng. Một cách chậm rãi, từng thìa kem một, bà lão trông tươi tắn đôi phần.
Thật đơn giản mà hết sức tài tình: mời ai đó - người không muốn ăn gì - một thứ ngon lành và dễ tiêu hóa, và rồi họ sẽ lấy lại tinh thần. Với cây kem, bà lão đã cảm nhận được sự nồng ấm của tình thân, thứ đã mang sắc hồng hào về lại trên gương mặt bà. Đó không chỉ là đồ ăn, mà quan trọng hơn, là một hành động đơn giản của lòng tốt.
Thế giới ta đang sống tràn đầy bạo lực, chiến tranh, khủng bố và diệt vong. Nhưng rồi cuộc sống vẫn tiếp diễn vì chúng ta đối xử tử tế với nhau. Không tờ báo nào đăng tin về một người mẹ đọc truyện cho con nghe trước khi ngủ, về một người cha chuẩn bị điểm tâm cho con, về một người lắng nghe người khác bằng cả trái tim, về một người bạn làm ta vui. Nhiều người giàu lòng nhân ái nhưng lại không được ai biết đến, bởi lẽ làm những việc ấy chỉ đơn giản đó là việc nên làm.
Nhận được lòng tốt từ người khác là một trải nghiệm tuyệt vời. Hãy thử nghĩ tới lần mà ai đó đối xử tốt với bạn, chẳng hạn một người qua đường chỉ bạn đường tới bến tàu, hay một người lạ lao mình xuống sông để cứu bạn khỏi chết đuối. Những việc ấy tác động thế nào tới bạn? Chắc hẳn là một tác động tích cực, bởi khi ai đó chìa tay giúp đỡ khi ta cần, ta sẽ thấy nhẹ nhõm. Bất cứ ai cũng muốn được lắng nghe, được đối xử bằng tình bằng hữu và một tấm lòng ấm áp, được thấu hiểu, được nâng niu.
Điều tương tự cũng xảy đến với vế còn lại của phương trình này: cho đi lòng tốt cũng tác động tích cực với ta hệt như khi nhận được lòng tốt vậy. Những người giàu lòng nhân ái thường khỏe mạnh và sống lâu hơn; được nhiều người biết tới, làm việc hiệu quả hơn, thành công và hạnh phúc hơn những người khác (đây là điều đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh. Nói cách khác, họ hướng tới cuộc sống thú vị và sung túc hơn những người không có phẩm chất này. Họ được trang bị tốt hơn, sẵn sàng đối mặt với tất cả sự bất định đến đáng sợ của cuộc sống.
Những nghiên cứu về lòng tốt giúp ta hiểu được bản thân mình. Nếu như ta sống khỏe hơn khi ta biết quan tâm, cảm thông và cởi mở vì mọi người, thì hẳn ta phải được sinh ra để đối tốt với người khác. Nếu như ta cứ cố chấp tiến lên trong cuộc sống, tích tụ những suy nghĩ thù địch, hay mang sự hằn học trong mình tới hết đời, ta sẽ không ở trong phong độ tốt nhất. Và nếu ta bỏ lơ hay kìm nén những phẩm chất tích cực, ta có thể làm hại chính bản thân và những người xung quanh. Như lời của nhà tâm thần học An-bớt-tô An-bơ-ti (Alberto Alberti), tình yêu không được biểu lộ sẽ trở thành thù ghét, niềm vui không được biểu lộ sẽ trở thành phiền muộn. Vâng, chúng ta được định sẵn để trở thành người có lòng tốt.
(Trích trong Giá trị của sự tử tế, Phạm Quốc Anh dịch, NXB. Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr.25 - 29)
Câu hỏi trong khi đọc:
Câu chuyện được kể trong đoạn này có ý nghĩa gì?
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
LÒNG TỐT - MÓN QUÀ VÔ GIÁ
Pi-e-rô Phe-ru-chi (Piero Ferrucci)
Bà lão chẳng màng ăn uống gì. Đơn độc trong thế giới này, bà cảm thấy mình như đang bị lãng quên bởi hết thảy mọi người. Phiền muộn chất chứa trong lòng bà tới mức bà không sao nuốt được gì. Mi-li-na (Milina) nhận thấy điều này, dì nói chuyện với bà và bà cũng đáp lời chút ít. Bằng giọng nói yếu ớt, bà lão kể Mi-li-na nghe về những đứa con trai và con gái của bà - những người bận bịu tới mức không săn sóc bà được, cũng chẳng đứa nào màng tới thăm bà. Bà không có bệnh, bà chỉ kiệt sức vì không ăn được gì.
“Cô có muốn ăn một chút kem không?” - Mi-li-na hỏi. Thật là một ý tưởng kì lạ, mời một người sắp lìa đời ăn kem. Vậy nó có tác dụng. Một cách chậm rãi, từng thìa kem một, bà lão trông tươi tắn đôi phần.
Thật đơn giản mà hết sức tài tình: mời ai đó - người không muốn ăn gì - một thứ ngon lành và dễ tiêu hóa, và rồi họ sẽ lấy lại tinh thần. Với cây kem, bà lão đã cảm nhận được sự nồng ấm của tình thân, thứ đã mang sắc hồng hào về lại trên gương mặt bà. Đó không chỉ là đồ ăn, mà quan trọng hơn, là một hành động đơn giản của lòng tốt.
Thế giới ta đang sống tràn đầy bạo lực, chiến tranh, khủng bố và diệt vong. Nhưng rồi cuộc sống vẫn tiếp diễn vì chúng ta đối xử tử tế với nhau. Không tờ báo nào đăng tin về một người mẹ đọc truyện cho con nghe trước khi ngủ, về một người cha chuẩn bị điểm tâm cho con, về một người lắng nghe người khác bằng cả trái tim, về một người bạn làm ta vui. Nhiều người giàu lòng nhân ái nhưng lại không được ai biết đến, bởi lẽ làm những việc ấy chỉ đơn giản đó là việc nên làm.
Nhận được lòng tốt từ người khác là một trải nghiệm tuyệt vời. Hãy thử nghĩ tới lần mà ai đó đối xử tốt với bạn, chẳng hạn một người qua đường chỉ bạn đường tới bến tàu, hay một người lạ lao mình xuống sông để cứu bạn khỏi chết đuối. Những việc ấy tác động thế nào tới bạn? Chắc hẳn là một tác động tích cực, bởi khi ai đó chìa tay giúp đỡ khi ta cần, ta sẽ thấy nhẹ nhõm. Bất cứ ai cũng muốn được lắng nghe, được đối xử bằng tình bằng hữu và một tấm lòng ấm áp, được thấu hiểu, được nâng niu.
Điều tương tự cũng xảy đến với vế còn lại của phương trình này: cho đi lòng tốt cũng tác động tích cực với ta hệt như khi nhận được lòng tốt vậy. Những người giàu lòng nhân ái thường khỏe mạnh và sống lâu hơn; được nhiều người biết tới, làm việc hiệu quả hơn, thành công và hạnh phúc hơn những người khác (đây là điều đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh. Nói cách khác, họ hướng tới cuộc sống thú vị và sung túc hơn những người không có phẩm chất này. Họ được trang bị tốt hơn, sẵn sàng đối mặt với tất cả sự bất định đến đáng sợ của cuộc sống.
Những nghiên cứu về lòng tốt giúp ta hiểu được bản thân mình. Nếu như ta sống khỏe hơn khi ta biết quan tâm, cảm thông và cởi mở vì mọi người, thì hẳn ta phải được sinh ra để đối tốt với người khác. Nếu như ta cứ cố chấp tiến lên trong cuộc sống, tích tụ những suy nghĩ thù địch, hay mang sự hằn học trong mình tới hết đời, ta sẽ không ở trong phong độ tốt nhất. Và nếu ta bỏ lơ hay kìm nén những phẩm chất tích cực, ta có thể làm hại chính bản thân và những người xung quanh. Như lời của nhà tâm thần học An-bớt-tô An-bơ-ti (Alberto Alberti), tình yêu không được biểu lộ sẽ trở thành thù ghét, niềm vui không được biểu lộ sẽ trở thành phiền muộn. Vâng, chúng ta được định sẵn để trở thành người có lòng tốt.
(Trích trong Giá trị của sự tử tế, Phạm Quốc Anh dịch, NXB. Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr.25 - 29)
Câu hỏi trong khi đọc:
Câu chuyện được kể trong đoạn này có ý nghĩa gì?
Câu 12:
Sử dụng bảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội để đọc lại và đánh giá bài viết Tầm quan trọng của việc học phương pháp học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một, tr. 49 – 50.
Câu 13:
Vẽ sơ đồ tóm tắt bố cục của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội.
Câu 14:
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) đã giải thích nghĩa của từ “hoa” (danh từ) như sau:
1. Cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm. Hoa bưởi. Ra hoa kết trái. Đẹp như hoa. Đồng nghĩa: huê. 2. Cây trồng để lấy làm hoa cảnh. Trồng mấy luống hoa. Chậu hoa. Bồn hoa. 3. Vật có hình đẹp, tựa như bông hoa. Hoa lửa. Hoa điểm mười. Hoa tuyết. Pháo hoa. 4. (khẩu ngữ) Đơn vị đo khối lượng, bằng một phần mười lạng (ngày trước được đánh dấu hoa thị trên cán cân). Ba lạng hai hoa. 5. Hình trang trí trên các vật. Áo hoa. Chiếu hoa. 6. Dạng chữ đặc biệt, to hơn chữ thường, thường ở chữ cái đầu cầu và đầu danh từ riêng. Đầu câu phải viết hoa. Chữ A hoa.
Cho biết:
a. Trong các nghĩa của từ “hoa”, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
b. Các nghĩa của từ “hoa” được giải thích theo cách nào?
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) đã giải thích nghĩa của từ “hoa” (danh từ) như sau:
1. Cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm. Hoa bưởi. Ra hoa kết trái. Đẹp như hoa. Đồng nghĩa: huê. 2. Cây trồng để lấy làm hoa cảnh. Trồng mấy luống hoa. Chậu hoa. Bồn hoa. 3. Vật có hình đẹp, tựa như bông hoa. Hoa lửa. Hoa điểm mười. Hoa tuyết. Pháo hoa. 4. (khẩu ngữ) Đơn vị đo khối lượng, bằng một phần mười lạng (ngày trước được đánh dấu hoa thị trên cán cân). Ba lạng hai hoa. 5. Hình trang trí trên các vật. Áo hoa. Chiếu hoa. 6. Dạng chữ đặc biệt, to hơn chữ thường, thường ở chữ cái đầu cầu và đầu danh từ riêng. Đầu câu phải viết hoa. Chữ A hoa.
Cho biết:
a. Trong các nghĩa của từ “hoa”, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
b. Các nghĩa của từ “hoa” được giải thích theo cách nào?