Câu hỏi:
06/11/2024 242
Tính chất của văn bản thuyết minh là gì?
A. Tính tri thức
B. Tính khách quan
C. Tính thực dụng
D. Gồm ý A, B, C.
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Văn thuyết minh đòi hỏi sự chính xác và khách quan cao. Do đó, những kiến thức được trình bày trong văn bản sẽ không xuất phát từ ý kiến chủ quan của con người. Ngôn từ diễn đạt văn thuyết minh cô đọng, dễ hiểu, rõ ràng và chính xác.
+ Tính tri thức chuẩn xác: Thông tin trong văn bản thuyết minh phải đúng, dựa trên dữ liệu, sự kiện thực tế, và được kiểm chứng. Việc này giúp người đọc hiểu đúng về vấn đề hoặc sự vật mà văn bản đề cập.
+ Tính khách quan: Văn bản thuyết minh không chứa quan điểm cá nhân hoặc cảm xúc chủ quan của người viết. Mục tiêu chính là cung cấp thông tin trung lập để người đọc tự đánh giá và hiểu vấn đề.
+ Tính thực dụng: Văn bản thuyết minh cần mang lại giá trị thực tế cho người đọc, giúp họ nắm được kiến thức, hiểu biết mới hoặc cung cấp hướng dẫn để giải quyết một vấn đề cụ thể.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Mở rộng:
1. Tác dụng của văn bản thuyết minh: nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội.
2. Sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh với các văn bản khác:
VB Thuyết minh
VB tự sự
VB miêu tả
VB biểu cảm
VB nghị luận
Đặc điểm (tính chất)
Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng.
Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự
Tái hiện cụ thể đặc điểm về con người, sự vật
Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người
Trình bày ý kiến, luận điểm.
3. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải:
- Quan sát,tìm hiểu,tích lũy tri thức về sự vật,hiện tượng cần thuyết minh.
- Nắm bắt bản chất đặc trưng của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
4. Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ:
Người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
1. Tác dụng của văn bản thuyết minh: nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội.
2. Sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh với các văn bản khác:
VB Thuyết minh | VB tự sự | VB miêu tả | VB biểu cảm | VB nghị luận | |
Đặc điểm (tính chất) | Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng. | Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự | Tái hiện cụ thể đặc điểm về con người, sự vật | Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người | Trình bày ý kiến, luận điểm. |
3. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải:
- Quan sát,tìm hiểu,tích lũy tri thức về sự vật,hiện tượng cần thuyết minh.
- Nắm bắt bản chất đặc trưng của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
4. Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ:
Người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tác dụng của việc kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự trong văn bản nghị luận?
Câu 4:
Nếu bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm, chỉ còn lại yếu tố tự sự thì việc kể chuyện trong đoạn văn sẽ như thế nào?
Câu 6:
Hãy sắp xếp các dòng sau theo nhau một trình tự hợp lí thành bố cục của bài văn thuyết minh về di tích, danh lam thắng cảnh?
1. Giới thiệu khái quát về di tích, danh lam thắng cảnh đó.
2. Giới thiệu vị trí, ý nghĩa của di tích, danh lam thắng cảnh đó đối với cuộc sống của nhân dân địa phương ngày hôm nay.
3. Giới thiệu di tích, danh lam thắng cảnh theo một trình tự hợp lí (từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại).
Hãy sắp xếp các dòng sau theo nhau một trình tự hợp lí thành bố cục của bài văn thuyết minh về di tích, danh lam thắng cảnh?
1. Giới thiệu khái quát về di tích, danh lam thắng cảnh đó.
2. Giới thiệu vị trí, ý nghĩa của di tích, danh lam thắng cảnh đó đối với cuộc sống của nhân dân địa phương ngày hôm nay.
3. Giới thiệu di tích, danh lam thắng cảnh theo một trình tự hợp lí (từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại).