Câu hỏi:
21/07/2024 129
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Nêu một số chi tiết cho thấy hình tượng sông Hương trong văn bản được miêu tả từ nhiều góc nhìn khác nhau (thiên nhiên, lịch sử, văn hóa…)
b. Liệt kê một số từ ngữ, câu văn cho thấy cái “tôi” của tác giả trong văn bản.
c. Phân tích vẻ đẹp của sông Hương được miêu tả qua một đoạn văn trong văn bản.
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Nêu một số chi tiết cho thấy hình tượng sông Hương trong văn bản được miêu tả từ nhiều góc nhìn khác nhau (thiên nhiên, lịch sử, văn hóa…)
b. Liệt kê một số từ ngữ, câu văn cho thấy cái “tôi” của tác giả trong văn bản.
c. Phân tích vẻ đẹp của sông Hương được miêu tả qua một đoạn văn trong văn bản.
Trả lời:
a. - Góc nhìn thiên nhiên:
+ Ở thượng nguồn: sông Hương vừa mang vẻ đẹp phóng khoáng, man dại, bản lĩnh, tự do (một trường ca, rầm rộ, mãnh liệt, cuộn xoáy, cô gái Di-gan, bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do, trong sáng) vừathơ mộng, trữ tình (dịu dàng và say đắm giữa…đỗ quyên rừng).
+ Ở ngoại vi thành phố: sông Hương mang nhiều vẻ đẹp phong phú như thơ mộng, trữ tình (người gái đẹp nằm ngủ mơ màng…đầy hoa dại); chủ động, mãnh liệt, duyên dáng với hành trình tìm kiếm tình yêu (chuyển dòng liên tục, vòng giữa, uốn mình, chuyển hướng, vòng qua, đột ngột vẽ, ôm lấy…); trầm mặc, cổ kính (Giữa đám quần sơn…như triết lí, như cổ thi); bình dị (mặt nước phẳng lặng…bát ngát tiếng gà).
+ Ở trong thành Huế: thủy chung, chỉ thuộc về một thành phố duy nhất là Huế; sông Hương mang vẻ đẹp tình tứ, duyên dáng, vui tươi của cô gái gặp người tình nhân mong đợi (kéo nét thẳng thực yên tâm, vui tươi hơn, uốn cánh cung rất nhẹ…tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu); có điệu chảy slow tình cảm dành riêng cho Huế.
- Góc nhìn lịch sử: chứng nhân lịch sử, gắn bó với mọi biến cố của Huế (dòng sông biên thùy thời vua Hùng, dòng sông viễn châu oanh liệt thời trung đại, dòng sông vẻ vang thời Nguyễn Huệ, dòng sông bi tráng thời kì cách mạng tháng Tám).
- Góc nhìn văn hóa: Sông Hương là cái nôi của âm nhạc cổ điển Huế; dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ (mang nhiều sắc thái khác nhau trong thơ Tản Đà, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan, Tố Hữu…).
b. Một số từ ngữ, câu văn cho thấy cái tôi của tác giả trong văn bản là:
- "bản trường ca của rừng già", "cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại", là "người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở", "người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại được người tình mong đợi đến đánh thức", "điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế"...
- "rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng".
- "Tôi thích nhất một huyền thoại kể rằng vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương, con người ở hai bờ đã nấu nước của trăm loại hoa đổ xuống dòng sông để làn nước thơm tho mãi mãi".
c. Đoạn văn tham khảo phân tích vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn:
Sông Hương nhìn từ cội nguồn là dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn. Trong mối quan hệ đặc biệt này, sông Hương tựa như “một bản trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu hùng tráng, dữ dội: khi “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, lúc “mãnh liệt vượt qua ghềnh thác”, khi “cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu”, lúc “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Bằng biện pháp nhân hoá, sông Hương hiện ra tựa “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” với một “bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Theo tác giả, nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành mà không chú ý tìm hiểu sông Hương từ nguồn cội, người ta khó mà hiểu hết cái vẻ đẹp trong phần tâm hồn sâu thẳm của dòng sông mà chính nó đã không muốn bộc lộ. Có thể nhấn mạnh sông Hương vùng thượng lưu toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính.
a. - Góc nhìn thiên nhiên:
+ Ở thượng nguồn: sông Hương vừa mang vẻ đẹp phóng khoáng, man dại, bản lĩnh, tự do (một trường ca, rầm rộ, mãnh liệt, cuộn xoáy, cô gái Di-gan, bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do, trong sáng) vừathơ mộng, trữ tình (dịu dàng và say đắm giữa…đỗ quyên rừng).
+ Ở ngoại vi thành phố: sông Hương mang nhiều vẻ đẹp phong phú như thơ mộng, trữ tình (người gái đẹp nằm ngủ mơ màng…đầy hoa dại); chủ động, mãnh liệt, duyên dáng với hành trình tìm kiếm tình yêu (chuyển dòng liên tục, vòng giữa, uốn mình, chuyển hướng, vòng qua, đột ngột vẽ, ôm lấy…); trầm mặc, cổ kính (Giữa đám quần sơn…như triết lí, như cổ thi); bình dị (mặt nước phẳng lặng…bát ngát tiếng gà).
+ Ở trong thành Huế: thủy chung, chỉ thuộc về một thành phố duy nhất là Huế; sông Hương mang vẻ đẹp tình tứ, duyên dáng, vui tươi của cô gái gặp người tình nhân mong đợi (kéo nét thẳng thực yên tâm, vui tươi hơn, uốn cánh cung rất nhẹ…tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu); có điệu chảy slow tình cảm dành riêng cho Huế.
- Góc nhìn lịch sử: chứng nhân lịch sử, gắn bó với mọi biến cố của Huế (dòng sông biên thùy thời vua Hùng, dòng sông viễn châu oanh liệt thời trung đại, dòng sông vẻ vang thời Nguyễn Huệ, dòng sông bi tráng thời kì cách mạng tháng Tám).
- Góc nhìn văn hóa: Sông Hương là cái nôi của âm nhạc cổ điển Huế; dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ (mang nhiều sắc thái khác nhau trong thơ Tản Đà, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan, Tố Hữu…).
b. Một số từ ngữ, câu văn cho thấy cái tôi của tác giả trong văn bản là:
- "bản trường ca của rừng già", "cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại", là "người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở", "người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại được người tình mong đợi đến đánh thức", "điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế"...
- "rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng".
- "Tôi thích nhất một huyền thoại kể rằng vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương, con người ở hai bờ đã nấu nước của trăm loại hoa đổ xuống dòng sông để làn nước thơm tho mãi mãi".
c. Đoạn văn tham khảo phân tích vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn:
Sông Hương nhìn từ cội nguồn là dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn. Trong mối quan hệ đặc biệt này, sông Hương tựa như “một bản trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu hùng tráng, dữ dội: khi “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, lúc “mãnh liệt vượt qua ghềnh thác”, khi “cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu”, lúc “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Bằng biện pháp nhân hoá, sông Hương hiện ra tựa “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” với một “bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Theo tác giả, nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành mà không chú ý tìm hiểu sông Hương từ nguồn cội, người ta khó mà hiểu hết cái vẻ đẹp trong phần tâm hồn sâu thẳm của dòng sông mà chính nó đã không muốn bộc lộ. Có thể nhấn mạnh sông Hương vùng thượng lưu toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chỉ ra yếu tố tự sự, yếu tố trữ tình và tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó trong đoạn văn: “Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên… chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”. Tìm và phân tích một vài đoạn khác trong văn bản có đặc điểm tương tự.
Chỉ ra yếu tố tự sự, yếu tố trữ tình và tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó trong đoạn văn: “Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên… chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”. Tìm và phân tích một vài đoạn khác trong văn bản có đặc điểm tương tự.
Câu 2:
Sáng tác một bài thơ, vẽ một bức tranh,… về hình tượng sông Hương (hoặc về sông núi quê hương của bạn).
Sáng tác một bài thơ, vẽ một bức tranh,… về hình tượng sông Hương (hoặc về sông núi quê hương của bạn).
Câu 3:
Bạn hình dung như thế nào về hình ảnh sông Hương qua đoạn văn này?
Bạn hình dung như thế nào về hình ảnh sông Hương qua đoạn văn này?
Câu 4:
Theo bạn, vai trò của sông Hương trong tư cách “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” được nói đến trong đoạn đầu có được thể hiện trong phần còn lại của văn bản hay không? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Theo bạn, vai trò của sông Hương trong tư cách “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” được nói đến trong đoạn đầu có được thể hiện trong phần còn lại của văn bản hay không? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Câu 6:
Bạn hiểu như thế nào về hình ảnh “sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc” trong đoạn này?
Bạn hiểu như thế nào về hình ảnh “sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc” trong đoạn này?
Câu 7:
Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa, bạn dự đoán gì về nội dung của văn bản?
Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa, bạn dự đoán gì về nội dung của văn bản?
Câu 8:
Đoạn văn này miêu tả khúc sông nào của dòng sông Hương? Nét đẹp riêng của khúc sông này là gì?
Đoạn văn này miêu tả khúc sông nào của dòng sông Hương? Nét đẹp riêng của khúc sông này là gì?
Câu 9:
Việc tác giả có những phát hiện đặc biệt về sông Hương đã đem đến cho bạn bài học gì về cách quan sát, cảm nhận cuộc sống xung quanh?
Việc tác giả có những phát hiện đặc biệt về sông Hương đã đem đến cho bạn bài học gì về cách quan sát, cảm nhận cuộc sống xung quanh?
Câu 10:
Bạn hiểu gì về mối quan hệ giữa sông Hương với Huế qua câu văn “Quả đúng như vậy… của những mái chèo khuya”?
Bạn hiểu gì về mối quan hệ giữa sông Hương với Huế qua câu văn “Quả đúng như vậy… của những mái chèo khuya”?
Câu 12:
Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.
Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.