Trả lời:
a) Chuẩn bị
– Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu cần thực hiện.
– Xem lại phần Kiến thức ngữ văn, đọc lại bài thơ Vịnh khoa thi Hương, chú ý đến đặc điểm của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
– Lựa chọn một vài hình thức nghệ thuật nổi bật nhất của tác phẩm để phân tích. Ví dụ: nghệ thuật trào phúng của bài Vịnh khoa thi Hương qua việc lựa chọn hình ảnh, ngôn từ và sử dụng phép đối.
b) Tìm ý và lập dàn ý
– Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi: + Chủ đề của bài thơ là gì?
+ Nghệ thuật trào phúng của bài thơ có gì đặc sắc? Ví dụ:
• Trần Tế Xương đã chọn những hình ảnh nào của khoa thi Hương năm Đinh Dậu? Hình ảnh đó có gì đặc biệt?
• Việc lựa chọn từ ngữ để khắc hoạ các hình ảnh trên có gì độc đáo? Có thể thay bằng các từ ngữ khác được không?
• Tác giả đã vận dụng các phép đối như thế nào để nghệ thuật trào phúng được phát huy triệt để?
• Các hình thức nghệ thuật trên đã làm rõ chủ đề của bài thơ như thế nào?
– Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần:
Mở bài
Giới thiệu khái quát về bài Vịnh khoa thi Hương, tác giả và nghệ thuật trào phúng của bài thơ.
Thân bài
+ Nêu chủ đề bài thơ.
+ Phân tích nghệ thuật lựa chọn và xây dựng hình ảnh. Lí giải vì sao nhà thơ lại lựa chọn các hình ảnh ấy và phân tích để thấy được mục đích trào phúng.
+ Phân tích nghệ thuật lựa chọn ngôn từ (thống kê các từ ngữ mà tác giả lựa chọn và chỉ ra tác dụng của chúng).
+ Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép đối đã được tác giả sử dụng trong bài thơ.
+ Nêu lên những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Kết bài
Khái quát, tổng hợp lại vấn đề đã được trình bày: Nội dung và một số hình thức nghệ thuật của bài thơ Vịnh khoa thi Hương đã cho thấy tài năng trào phúng bậc thầy của Trần Tế Xương.
a) Chuẩn bị
– Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu cần thực hiện.
– Xem lại phần Kiến thức ngữ văn, đọc lại bài thơ Vịnh khoa thi Hương, chú ý đến đặc điểm của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
– Lựa chọn một vài hình thức nghệ thuật nổi bật nhất của tác phẩm để phân tích. Ví dụ: nghệ thuật trào phúng của bài Vịnh khoa thi Hương qua việc lựa chọn hình ảnh, ngôn từ và sử dụng phép đối.
b) Tìm ý và lập dàn ý
– Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi: + Chủ đề của bài thơ là gì?
+ Nghệ thuật trào phúng của bài thơ có gì đặc sắc? Ví dụ:
• Trần Tế Xương đã chọn những hình ảnh nào của khoa thi Hương năm Đinh Dậu? Hình ảnh đó có gì đặc biệt?
• Việc lựa chọn từ ngữ để khắc hoạ các hình ảnh trên có gì độc đáo? Có thể thay bằng các từ ngữ khác được không?
• Tác giả đã vận dụng các phép đối như thế nào để nghệ thuật trào phúng được phát huy triệt để?
• Các hình thức nghệ thuật trên đã làm rõ chủ đề của bài thơ như thế nào?
– Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần:
Mở bài |
Giới thiệu khái quát về bài Vịnh khoa thi Hương, tác giả và nghệ thuật trào phúng của bài thơ. |
Thân bài |
+ Nêu chủ đề bài thơ. + Phân tích nghệ thuật lựa chọn và xây dựng hình ảnh. Lí giải vì sao nhà thơ lại lựa chọn các hình ảnh ấy và phân tích để thấy được mục đích trào phúng. + Phân tích nghệ thuật lựa chọn ngôn từ (thống kê các từ ngữ mà tác giả lựa chọn và chỉ ra tác dụng của chúng). + Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép đối đã được tác giả sử dụng trong bài thơ. + Nêu lên những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. |
Kết bài |
Khái quát, tổng hợp lại vấn đề đã được trình bày: Nội dung và một số hình thức nghệ thuật của bài thơ Vịnh khoa thi Hương đã cho thấy tài năng trào phúng bậc thầy của Trần Tế Xương. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào dàn ý đã làm để viết bài văn phân tích một bài thơ. Trong khi viết, chú ý vận dụng cách phân tích các yếu tố hình thức của thơ.
Dựa vào dàn ý đã làm để viết bài văn phân tích một bài thơ. Trong khi viết, chú ý vận dụng cách phân tích các yếu tố hình thức của thơ.
Câu 4:
Trong các đoạn văn dưới đây, người viết đã tập trung phân tích tác dụng của yếu tố hình thức nào của văn bản thơ
– Đoạn 1: “Trong không khi lắng sâu ấy của đất trời, một hình ảnh hiện lên: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Ánh trăng bao phủ trùm lên cổ thụ. Ánh trăng lồng vào tán lá. Cành lá cắt ánh trăng thành những mảng trắng đen lẫn lộn, những bóng trăng và bóng cây. Hai lớp bóng ấy lại trùm lên, lồng vào khóm hoa và bóng hoa, bóng trăng, bóng cây lại in lên mặt đất. Chỉ có tối và sáng, trắng và đen loang loáng ánh bạc. Sắc màu bề ngoài mát lạnh. Mọi vật im phăng phắc. Ấy thế mà bên trong, thiên nhiên lại vận động ẩm áp vô chừng.”.
(Lê Trí Viễn)
– Đoạn 2: “Các từ láy “xao xác”, “não nùng”, “chập chờn” gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm, một tâm trạng quạnh hiu, xa vắng. “Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng” nhịp điệu thơ trôi nhẹ như ru hồn về một thời xa xăm. Chữ “ngày không” thật đầy sức gợi.”.
(Lê Quang Hưng)
– Đoạn 3: “Trong hai câu thực, nhà thơ dùng thủ pháp cực tả, nói quá và biếm hoạ hình ảnh sĩ tử cũng như các quan coi thi:
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
Với hình thức đảo ngữ, đặt tính từ “Lôi thôi” lên đầu câu, nhân vật sĩ tử “vai đeo lọ” bỗng trở thành kẻ nhếch nhác, luộm thuộm, được chăng hay chớ. Tiếp theo, việc đảo tính từ đồng thời là từ láy “Âm oe” lên trước cũng biếm hoạ ông quan coi thi “miệng thét loa” thành người ngu ngơ, ấm ở, dớ dẩn.”.
(Nguyễn Hữu Sơn)
Trong các đoạn văn dưới đây, người viết đã tập trung phân tích tác dụng của yếu tố hình thức nào của văn bản thơ
– Đoạn 1: “Trong không khi lắng sâu ấy của đất trời, một hình ảnh hiện lên: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Ánh trăng bao phủ trùm lên cổ thụ. Ánh trăng lồng vào tán lá. Cành lá cắt ánh trăng thành những mảng trắng đen lẫn lộn, những bóng trăng và bóng cây. Hai lớp bóng ấy lại trùm lên, lồng vào khóm hoa và bóng hoa, bóng trăng, bóng cây lại in lên mặt đất. Chỉ có tối và sáng, trắng và đen loang loáng ánh bạc. Sắc màu bề ngoài mát lạnh. Mọi vật im phăng phắc. Ấy thế mà bên trong, thiên nhiên lại vận động ẩm áp vô chừng.”.
(Lê Trí Viễn)
– Đoạn 2: “Các từ láy “xao xác”, “não nùng”, “chập chờn” gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm, một tâm trạng quạnh hiu, xa vắng. “Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng” nhịp điệu thơ trôi nhẹ như ru hồn về một thời xa xăm. Chữ “ngày không” thật đầy sức gợi.”.
(Lê Quang Hưng)
– Đoạn 3: “Trong hai câu thực, nhà thơ dùng thủ pháp cực tả, nói quá và biếm hoạ hình ảnh sĩ tử cũng như các quan coi thi:
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
Với hình thức đảo ngữ, đặt tính từ “Lôi thôi” lên đầu câu, nhân vật sĩ tử “vai đeo lọ” bỗng trở thành kẻ nhếch nhác, luộm thuộm, được chăng hay chớ. Tiếp theo, việc đảo tính từ đồng thời là từ láy “Âm oe” lên trước cũng biếm hoạ ông quan coi thi “miệng thét loa” thành người ngu ngơ, ấm ở, dớ dẩn.”.
(Nguyễn Hữu Sơn)