Câu hỏi:

21/07/2024 165

Thực hành:

a) Tạo bảng tính tính lương cho người lao động, biết mỗi người lao động có một hệ số được tính theo vị trí việc làm và mức lương cơ sở là 1 490 000 đồng.

Giám đốc hệ số 1,4.

Phó Giám đốc hệ số 1,3.

Trưởng phòng hệ số 1,2.

Chuyên viên cao cấp hệ số 1,1.

Chuyên viên hệ số 1.

Các vị trí khác hệ số 0,9.

b) Em có sử dụng địa chỉ tuyệt đối trong công thức tính lương trong câu a không?

c) Nếu thay đổi mức lương cơ sở thành 1 800 000 đồng thì em cần làm gì?

d) Giả sử người lao động phải trả tổng số tiền bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là 10% tổng tiền lương. Tính tiền lương nhận được sau khi trừ tiền bảo hiểm của mỗi vị trí việc làm.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

a) Tạo bảng tính có bốn cột: STT, Vị trí công việc, Hệ số, Lương. Trong đó, cột Lương sử dụng công thức để tính bằng tích của Hệ số và Mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở nhập tại ô C3.

b) Có. Công thức tại các ô trong cột Lương sử dụng địa chỉ tuyệt đối của ô C3 là C3 để có thể dễ dàng sao chép công thức. Ví dụ: công thức tại ô D5 là =C5*C3. Sao chép công thức tại ô D5 cho các ô D6 đến D10 để tính lương cho từng vị trí. cương trực tại

c) Nếu mức lương cơ sở thay đổi thành 1 800 000 thì em chỉ cần thay đổi giá trị tại ô C3 và giá trị trong các ô ở cột Lương được tự động cập nhật theo. Đây là một điểm mạnh của phần mềm bảng tính.

d) Bổ sung thêm cột Bảo hiểm (10%) để tính số tiền bảo hiểm và thêm cột Còn nhận để tính số lương thực lĩnh của mỗi vị trí việc làm.

Thực hành:  a) Tạo bảng tính tính lương cho người lao động, biết mỗi người lao động có một (ảnh 1)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Thực hành: Bảng kê tiền làm thêm của một công ti như Hình 5.1.

a) Hãy nhập dữ liệu và định dạng bằng tính như Hình 5.1.

b) Em sẽ dùng công thức nào trong ô D7 để tinh tiền làm thêm cho người thử nhất trong bảng?

c) Nếu sao chép công thức ở ô D7 sang ô D8 thi công thức ở ô DB là gì? Em có sử dụng địa chỉ tuyệt đối trong công thức không?

Thực hành: Bảng kê tiền làm thêm của một công ti như Hình 5.1.  a) Hãy nhập dữ  (ảnh 1)

 

Xem đáp án » 19/07/2024 662

Câu 2:

Biết công công thức tại ô D3 là =B3*C3. Sao chép công thức đến ô E2. Khi đó ô E2 có công thức là:

A.=B3*C3

B. =C2*D2

C. =B2*C2

D. =C3*D3

Xem đáp án » 18/07/2024 619

Câu 3:

Chọn phương án ghép đúng: Cách chuyển địa chỉ tương đối trong công thức thành địa chỉ tuyệt đối là

A. nhấn phím $.

B. nhấn phím F4.

C. nhấn phím F2.

D. nhấn phím F6.

Xem đáp án » 22/07/2024 314

Câu 4:

Biết công thức tại ô D3 là =B3*C3. Điền địa chỉ thích hợp vào chỗ trống (..) trong các câu sau:

a) Sao chép công thức ô D3 đến ô D8. Khi đó ô D8 có công thức là = .....(1)....

b) Sao chép công thức ô D3 đến ô E5. Khi đó ô E5 có công thức là = .....(2)....

c) Sao chép công thức ô D3 đến ô .....(3).... Khi đó ô .....(4).... có công thức là =E7*F7.

Xem đáp án » 23/07/2024 292

Câu 5:

Điền địa chỉ thích hợp vào chỗ trống (...) trong câu sau sao cho đúng: Công thức trong ô E5 là =SA$1*C5. Sao chép ô này đến ô E18. 
Khi đó, ô E18 có công thức là =......................

Xem đáp án » 17/07/2024 278

Câu 6:

Địa chỉ tuyệt đối có thay đổi khi sao chép công thức không?

Xem đáp án » 23/07/2024 259

Câu 7:

Kí hiệu nào sau đây được dùng để chỉ định địa chỉ tuyệt đối trong công thức?

 

Xem đáp án » 23/10/2024 175

Câu 8:

Biết công thức tại ô D3 là =A3*C3. Sao chép công thức đến ô E2. Khi đó ô E2 có công thức là

A. =A3*C3.

B. =A2*D2.

C. =A2*C2.

D. =A3*D2.

Xem đáp án » 18/07/2024 165

Câu 9:

Trong bảng tính có cột Số lượng từ ô C5 đến C100 và cột Đơn giả tương ứng từ ô D5 đến D100 thì cột Thành tiền từ ô F5 đến F100 có công thức như thế nào? Địa chỉ trong công thức đó là tương đối hay tuyệt đối?

Xem đáp án » 21/07/2024 125

Câu 10:

An làm bảng lương cho công ti, mỗi người có một hệ số ứng với vị trí làm việc và tiền lương nhận được bằng hệ số nhân với mức lương cơ bản. Mức lương cơ bản có thể thay đổi theo doanh thu, lợi nhuận của công ti. Theo em công thức tính lương cho mỗi người có nên sử dụng địa chỉ tuyệt đối không?

Xem đáp án » 17/07/2024 91

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »