Câu hỏi:

22/07/2024 269

Thông hiểu

Tại sao người cha lại khuyên con rằng: Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Phương pháp: Đọc kỹ nỗi dung câu nói, phân tích, lý giải.

Cách giải:

Người cha khuyên con: Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Bởi vì:

- Tuổi già (mỗi khi con gặp một cụ già): lớp người đi trước, tuổi cao mà sức yếu, cần được nâng đỡ, nhường bước cung kính.

- Tình mẹ con (một người đàn bà đang bế con): tình cảm thiêng liêng, vĩ đại. Nếu không biết kính trọng, ta chỉ là kẻ vô nhân, không xứng đáng được gọi tiếng mẹ.

- Kẻ tật nguyền (một người què chống nạng): những người không được lành lặn, yếu ớt, gặp khó khăn, cần được giúp đỡ, tôn trọng và đối xử bình đẳng.

- Nỗi khổ (một kẻ khó) và Sự vất vả (một người đang còng lưng gánh nặng): nghèo khó và vất vả là cảnh sống đáng thương, cần được quan tâm, nâng đỡ. Người nghèo khó và vất vả phải nỗ lực gồng mình trong cuộc mưu sinh mỗi ngày. Họ xứng đáng được tôn trọng và nâng đỡ để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Cái chết (một gia đình đang tang tóc): sự mất mát không thể bù đắp. Thái độ đúng đắn trước nỗi đau thương, mất mát là thái độ phải có, thể hiện lòng thương cảm, tình người.

=> Đều đáng được kính trọng, đều phải nhường bước cung kính, Biết kính trọng những điều đó, ta sẽ làm cho cuộc sống quanh mình tốt đẹp hơn, ấm áp hơn, sự sống ý nghĩa hơn,…

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới

Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Mỗi khi con thấy một kẻ sắp bị xe húc phải, nếu là một người lớn thì con phải thét lên báo cho người ta tránh, nếu là một em bé thì con hãy chạy đến cứu ngay. Thấy một đứa bé đứng khóc một mình, hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó, nếu con có thể làm được. Người già rơi cái gậy, con hãy nhặt lên cho người ta. Nếu hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can ngay chúng ra. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa ra, để khỏi phải chứng kiến cảnh hung dữ thô bạo, làm cho tấm lòng thành ra sắt đá. (…) Con không được nhạo báng ai hết, đừng chen lấn ai hết, đừng la hét, phải tôn trọng trật tự của đường phố! Trình độ giáo dục của một dân tộc có thể đánh giá qua thái độ của con người trên đường phố. Ở đâu mà con thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì con chắc chắn sẽ thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong các gia đình vậy.

(Theo Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả, NXB Văn học, Hà Nội, 2002)

Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản?

Xem đáp án » 19/07/2024 164

Câu 2:

Vận dụng

Trong xã hội hiện nay, chúng ta phải làm như thế nào để tấm lòng không thành ra sắt đá?

Xem đáp án » 21/07/2024 143

Câu 3:

II. Làm văn (7,0 điểm) Vận dụng cao

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về sự tử tế trong cuộc sống.

Xem đáp án » 22/07/2024 140

Câu 4:

Thông hiểu

Qua đoạn văn bản, hãy cho biết ý nghĩa của những tấm lòng trong cuộc sống?

Xem đáp án » 19/07/2024 111

Câu 5:

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau. Từ đó, hãy nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục tr.89)

Xem đáp án » 19/07/2024 108

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »