Câu hỏi:
22/07/2024 1,298
Theo văn bản, khát vọng là chính mình đem đến cho con người điều gì?
Theo văn bản, khát vọng là chính mình đem đến cho con người điều gì?
Trả lời:
Theo văn bản, khát vọng là chính mình đã khiến bao trái tim trăn trở, thao thức tìm cho mình một cách nghĩ, một sức mạnh tinh thần, một hương đi để theo đuổi những hoài bão, ước mơ của mình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc văn bản:
Cuộc sống vốn có nhiều điều khó khăn thử thách và cả thất vọng, nỗi buồn. Dũng cảm vượt qua để luôn là chính mình và đừng để điều gì có thể che khuất ước mơ, niềm tin và hoài bão.
Trong cuộc sống chúng ta ai cũng có một ước mơ cho một ngày mai thật đẹp, dù bình dị hay phi thường - đó có thể là ước mơ của một cậu bé mồ côi mong có ngày được chăm sóc trong vòng tay người mẹ, đó là ước mơ rất đỗi giản dị của một chú bé tật nguyền được bước đi bình thường như bao người khác, ước mơ tìm được việc làm mà mình yêu thích của một chàng trai thất nghiệp, ước mơ tìm được một tình yêu đẹp, được sống yên vui hạnh phúc, hoặc có thể là những ước mơ chinh phục, vượt qua thử thách, vươn lên khẳng định mình và trở thành những gì mà mình từng ao ước. Những ước mơ đáng quý, đáng trân trọng đó luôn là niềm hy vọng, là nguồn động lực và niềm tin lớn nhất cho mỗi người để sống, để cảm nhận và hướng đến ngày mai.
Nhưng cuộc sống luôn tiềm ẩn những trở ngại, khó khăn và thử thách bất ngờ - con đường đến những ước mơ ấy không hề bằng phẳng. Bao khó khăn, trở ngại và cả bất hạnh có thể xảy ra vào những lúc không mong chờ nhất như để thử thách lòng dũng cảm của con người. Đó có thể là những trở ngại nhỏ ta vấp phải vào một thời điểm nào đó trước khi tự đứng thẳng trên đôi chân của mình. Có thể nó như những đám mây đen kịt báo hiệu cơn dông, khiến ngay cả những tâm hồn dũng cảm nhất cũng phải tìm kiếm sự chở che. Cũng có thể do khách quan hay là những ngục tù mà chính ta tự đưa mình vào... khiến ta tổn thương, mất niềm tin, và có lúc tưởng như không còn điểm tựa hay nghị lực để vượt qua. Trước những khó khăn thử thách ấy, mỗi người sẽ tự chọn cho mình cách đón nhận, đối đầu để có một hương đi riêng. Có người phó thác cho số phận, có người trốn chạy đi tìm nơi trú ẩn, có người tự thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới, cũng có người chìm vào biển tự thương thân trách phận để rồi ngã gục trong cơn dông tố cuộc đời...
Thế nhưng, bất kể là ai, tự đáy lòng của mỗi con người đều tồn tại một khát vọng mãnh liệt - đó là khát vọng sống - và được luôn là chính mình. Chính khát vọng ấy đã khiến bao trái tim trăn trở, thao thức tìm cho mình một cách nghĩ, một sức mạnh tinh thần, một hương đi để theo đuổi những hoài bão, ước mơ của mình.
(Tuyển tập hạt giống tâm hồn, Tập 1, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2022)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2:
Phân tích hiệu quả của biện pháp điệp được sử dụng trong đoạn sau: Đó có thể là những trở ngại nhỏ ta vấp phải vào một thời điểm nào đó trước khi tự đứng thẳng trên đôi chân của mình. Có thể nó như những đám mây đen kịt báo hiệu cơn dông, khiến ngay cả những tâm hồn dũng cảm nhất cũng phải tìm kiếm sự chở che.
Phân tích hiệu quả của biện pháp điệp được sử dụng trong đoạn sau: Đó có thể là những trở ngại nhỏ ta vấp phải vào một thời điểm nào đó trước khi tự đứng thẳng trên đôi chân của mình. Có thể nó như những đám mây đen kịt báo hiệu cơn dông, khiến ngay cả những tâm hồn dũng cảm nhất cũng phải tìm kiếm sự chở che.
Câu 4:
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về giá trị của những ước mơ trong cuộc sống.
Câu 5:
Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung rít lên như tuyếc-bin thuỷ điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xoá càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tuỳ theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên song. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng với đánh khuỷu quật vu hồi lại Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thuỷ thủ ngay ở chân thác. Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hớp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào.
(Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một, Nxb GD, 2019, tr 188, 189, 190)
Phân tích hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về nét độc đáo trong cách miêu tả sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân.
Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung rít lên như tuyếc-bin thuỷ điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xoá càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tuỳ theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên song. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng với đánh khuỷu quật vu hồi lại Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thuỷ thủ ngay ở chân thác. Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hớp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào.
(Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một, Nxb GD, 2019, tr 188, 189, 190)
Phân tích hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về nét độc đáo trong cách miêu tả sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân.