Câu hỏi:
13/11/2024 753Theo định luật III Niu-tơn thì lực và phản lực?
A. Là cặp lực cân bằng.
B. Là cặp lực có cùng điểm đặt
C. Là cặp lực cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn
D. Là cặp lực xuất hiện và mất đi đồng thời
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Theo định luật III Niu-tơn thì lực và phản lực là cặp lực xuất hiện và mất đi đồng thời.
Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.
Đặc điểm của lực và phản lực :
Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều
Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối.
Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Định luật III Newton
- Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối.
- Hai lực trực đối là hai lực có tác dụng theo cùng một đường thẳng, ngược chiều nhau, có độ lớn bằng nhau và điểm đặt lên hai vật khác nhau, xuất hiện và mất đi đồng thời.
II. Các đặc điểm của lực và phản lực
- Theo định luật III Newton, trong tương tác giữa hai vật, một lực được gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.
Cặp lực và phản lực
- Đặc điểm của lực và phản lực
+ Lực và phản lực luôn xuất hiện thành từng cặp (xuất hiện và mất đi đồng thời).
+ Lực và phản lực cùng tác dụng theo cùng một đường thẳng, cùng độ lớn nhưng ngược chiều .
+ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
+ Lực và phản lực là hai lực cùng loại.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 16: Định luật III Newton
Giải sách bài tập Vật lí lớp 10 Bài 16: Định luật 3 Newton - Kết nối tri thức
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Một vật đang chuyển động với vận tốc 3m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì:
Câu 8:
Câu nào đúng?
Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính
Câu 11:
Biểu thức nào sau đây diễn tả biểu thức của định luật II - Niutơn?
Câu 12:
Trong các biểu thức sau, biểu thức nào không đúng về định luật II – Niuton