Câu hỏi:
17/07/2024 363
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Ta vẫn thường hay nghe những lời đầy ngậm ngùi của những người tuổi xế chiều. Thấm thoát mà việc ấy đã xảy ra đã gần nửa đời người. Chả mấy mà già, chả mấy mà về với ông bà tổ tiên… Không chỉ người già mới hay nhạy cảm về thời gian mà cả người trẻ cũng vậy. Nhiều khi giữa những bộn bề, tất bật lo toan với nhịp sống nhanh, sống vội, họ vẫn dừng lại để suy nghĩ cảm thán, tiếc nuối thời gian đã qua.
Nói như vậy để thấy rằng người ta ai cũng ý thức được quy luật nghiệt ngã của thời gian, của tạo hóa nhưng phải đành chấp nhận. Vậy làm thế nào để chiến thắng quy luật ấy? Có lẽ không còn cách nào khác hơn đó là sống hiện sinh. Sống có ý nghĩa, sống hết mình cho hiện tại để mỗi giây phút qua đi là những khoảnh khắc đầy giá trị khiến ta không còn phải tiếc nuối, không còn phải "giá như".
Những ai kia đang mười tám đôi mươi ở vào cái độ thanh xuân nhất thì không có lí gì lại không yêu sống và sống với cường độ mạnh mẽ nhất có thể. Đôi chân muốn đi thì hãy cứ bước tới. Trái tim muốn rộng mở thì hãy cứ yêu thương. Muốn thành công thì hãy dám ước mơ và thực hiện ước mơ cho dù đôi khi là dại khờ. Muốn cứng cáp thì mạnh dạn bước lên sỏi đá với tất cả sự dũng cảm cho dù đôi khi sẽ chảy máu vì sự non nớt, vụng về. Nếu cuộc đời của ai đó đã bước sang thu thì cũng đừng vội giật mình, hụt hẫng, ta không còn trẻ tuổi thì ta hãy "trẻ lòng". Tìm lại cho mình những đam mê, những sở thích mà trước kia chưa theo đuổi được. Tự tạo cho mình niềm vui bên gia đình, bên những người ta yêu mến và hài lòng với những giá trị mình tạo ra.
(Nguồn: Người lao động, https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/thoi-gian-cuoc-doi.html)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Ta vẫn thường hay nghe những lời đầy ngậm ngùi của những người tuổi xế chiều. Thấm thoát mà việc ấy đã xảy ra đã gần nửa đời người. Chả mấy mà già, chả mấy mà về với ông bà tổ tiên… Không chỉ người già mới hay nhạy cảm về thời gian mà cả người trẻ cũng vậy. Nhiều khi giữa những bộn bề, tất bật lo toan với nhịp sống nhanh, sống vội, họ vẫn dừng lại để suy nghĩ cảm thán, tiếc nuối thời gian đã qua.
Nói như vậy để thấy rằng người ta ai cũng ý thức được quy luật nghiệt ngã của thời gian, của tạo hóa nhưng phải đành chấp nhận. Vậy làm thế nào để chiến thắng quy luật ấy? Có lẽ không còn cách nào khác hơn đó là sống hiện sinh. Sống có ý nghĩa, sống hết mình cho hiện tại để mỗi giây phút qua đi là những khoảnh khắc đầy giá trị khiến ta không còn phải tiếc nuối, không còn phải "giá như".
Những ai kia đang mười tám đôi mươi ở vào cái độ thanh xuân nhất thì không có lí gì lại không yêu sống và sống với cường độ mạnh mẽ nhất có thể. Đôi chân muốn đi thì hãy cứ bước tới. Trái tim muốn rộng mở thì hãy cứ yêu thương. Muốn thành công thì hãy dám ước mơ và thực hiện ước mơ cho dù đôi khi là dại khờ. Muốn cứng cáp thì mạnh dạn bước lên sỏi đá với tất cả sự dũng cảm cho dù đôi khi sẽ chảy máu vì sự non nớt, vụng về. Nếu cuộc đời của ai đó đã bước sang thu thì cũng đừng vội giật mình, hụt hẫng, ta không còn trẻ tuổi thì ta hãy "trẻ lòng". Tìm lại cho mình những đam mê, những sở thích mà trước kia chưa theo đuổi được. Tự tạo cho mình niềm vui bên gia đình, bên những người ta yêu mến và hài lòng với những giá trị mình tạo ra.
(Nguồn: Người lao động, https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/thoi-gian-cuoc-doi.html)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Trả lời:
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa”.
( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
Cảm nhận của anh/ chị về nỗi nhớ sâu sắc của người ra đi với thiên nhiên, con người Việt Bắc, với cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cái tôi trữ tình thể hiện qua đoạn thơ.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa”.
( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
Cảm nhận của anh/ chị về nỗi nhớ sâu sắc của người ra đi với thiên nhiên, con người Việt Bắc, với cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cái tôi trữ tình thể hiện qua đoạn thơ.
Câu 2:
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc sống hiện sinh đối với con người trong cuộc sống hôm nay.
Câu 3:
Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: " Muốn cứng cáp thì mạnh dạn bước lên sỏi đá với tất cả sự dũng cảm cho dù đôi khi sẽ chảy máu vì sự non nớt, vụng về. "
Câu 4:
Anh chị có suy nghĩ gì về lời khuyên ta hãy "trẻ lòng" ở trong văn bản.
Anh chị có suy nghĩ gì về lời khuyên ta hãy "trẻ lòng" ở trong văn bản.
Câu 5:
Anh/chị hiểu như thế nào về câu: người ta ai cũng ý thức được quy luật nghiệt ngã của thời gian, của tạo hóa nhưng phải đành chấp nhận.
Anh/chị hiểu như thế nào về câu: người ta ai cũng ý thức được quy luật nghiệt ngã của thời gian, của tạo hóa nhưng phải đành chấp nhận.