Câu hỏi:
19/07/2024 156Sơ đồ phả hệ sau mô tả một bệnh di truyền ở người
Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau về phả hệ trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Alen gây bệnh có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường hoặc ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X.
(2) Có 11 người xác định được chính xác kiểu gen.
(3) Những người số 1, 2, 3, 4 đều có kiểu gen giống nhau.
(4) Những người số 7, 8, 9, 10, 11 đều có kiểu gen đồng hợp tử.
(5) Các con của cặp vợ chồng 15 – 16 chắc chắn sẽ bị bệnh.
(6) Xác suất để người số 7 có kiểu gen đồng hợp tử là 25%.
(7) Xác suất để đứa con đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ chồng 15 – 16 là 50%
A. 3.
B. 2.
C. 4
D. 5.
Trả lời:
Đáp án B.
Có 2 phát biểu đúng, đó là (2), (3).
Giải thích:
Người số 1 và 2 đều bình thường sinh người con gái số 5 bị bệnh. Chứng tỏ bệnh do gen lặn quy định và gen bệnh nằm trên NST thường. -> (1) sai.
- 5 người bị bệnh đều đã biết kiểu gen.
Những người không bị bệnh thì có 6 người gồm (1), (2), (3), (4), (8), (9) có con bị bệnh nên những người này có kiểu gen dị hợp. -> Biết được kiểu gen của 11 người. -> (2) và (3) đúng. Còn (4) sai.
- Con của cặp vợ chồng 15, 16 có thể bị bệnh hoặc không. Vì người 16 có kiểu gen aa nhưng người số 15 có thể có kiểu gen AA hoặc Aa. -> (5) và (7) đều sai.
- Người số 7 là con của cặp vợ chồng dị hợp (Aa × Aa) cho nên người số 7 có kiểu gen AA với tỉ lệ 1/3. -> (6) sai.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu không có thể truyền plasmit thì gen được chuyển sẽ phiên mã liên tục tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
(2) Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được chuyển vào tế bào nhận và nhân lên trong tế bào nhờ quá trình tự nhân đôi.
(3) Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không có khả năng phân chia và nhân lên.
(4) Nhờ có truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.
(5) Nhờ có thể truyền plasmit nên gen cần chuyển được biến đổi và có khả năng tạo ra các sản phẩm có hoạt tính mạnh hơn lúc ban đầu.
Câu 3:
Ở một loài động vật, xét hai locus nằm trên vùng tương đồng của cặp nhiễm sắc thể giới tính X và Y, trong đó locus thứ nhất có 2 alen và locus thứ hai có 4 alen. Trên nhiễm sắc thể số I xét 1 locus với 3 alen khác nhau. Loài động vật này ngẫu phối qua nhiều thế hệ, sức sống của các kiểu gen là như nhau. Theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa liên quan đến 3 locus nói trên trong quần thể là
Câu 4:
Cho gà trống lông nâu thuần chủng giao phối với gà mái lông vằn thuần chủng, thu được F1 toàn gà lông vằn. Cho gà F1 giao phối tự do với nhau, F2 thu được 3575 con lông vằn và 1192 con lông nâu và các con lông nâu ở F2 đều là gà trống. Biết rằng tính trạng chỉ do một gen chi phối. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tính trạng lông vằn là trội so với tính trạng lông nâu.
(2) Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y và tuân theo quy luật di truyền thẳng.
(3) Gen quy định tính trạng nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y.
(4) Trong số các cá thể lông vằn ở F2, cá thể đực chiếm tỉ lệ 1/3
Câu 6:
Những hoocmôn nào sau đây kích thích sinh trưởng của cơ thể thực vật?
Câu 8:
Sự phân tầng của khu hệ thực vật trong rừng mưa nhiệt đới là do các loài khác nhau có nhu cầu khác nhau về nhu cầu đối với
Câu 9:
Ở gà, tính trạng màu lông do một gen có 2 alen quy định, trong đó lông vằn trội hoàn toàn so với lông nâu. Cho gà mái lông vằn giao phối với gà trống lông nâu (P) thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 gà lông vằn : 1 gà lông nâu. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 gà lông vằn : 1 gà lông nâu. Nếu tiếp tục cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F3 là
Câu 10:
Quá trình sinh trưởng và phát triển của ếch trải qua bao nhiêu giai đoạn chính?
Câu 11:
Giả sử trong một tế bào sinh tinh có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu là 44A+XY. Khi tế bào này thực hiện giảm phân, các cặp nhiễm sắc thể phân li bình thường trong giảm phân I; trong giảm phân II, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li.
Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên có công thức nhiễm sắc thể là
Câu 12:
Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm của hoocmon động vật?
(1) Những chất hóa học do tuyến nội tiết tiết ra ngấm vào máu.
(2) Được sản xuất ở một nơi và gây ra tác dụng sinh lí ở một nơi khác.
(3) Mỗi loại hoocmon thường tác động lên một cơ quan đích nhất định.
(4) Các loại hoocmon đều có bản chất prôtein.
(5) Có hoạt tính sinh học cao và tác dụng đặc trưng cho loài
Câu 13:
Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb di truyền theo quy luật tương tác bổ sung, khi trong kiểu gen có cả A và B thì quy định hoa đỏ, chỉ có alen A hoặc chỉ có alen B thì quy định hoa vàng, không có alen trội A và B thì quy định hoa trắng. Để xác định xem kiểu gen của cây hoa đỏ (cây M) có bao nhiêu cặp gen dị hợp, có thể tiến hành bao nhiêu phương pháp sau đây?
(1) Cho cây M lai với cây hoa đỏ thuần chủng.
(2) Cho cây M tự thụ phấn.
(3) Cho cây M lai với cây có kiểu gen dị hợp AaBb.
(4) Cho cây M lai với cây hoa trắng.
(5) Cho cây M lai với cây hoa vàng.
(6) Gây đột biến cây M
Câu 15:
Trong các nhân tố tiến hóa dưới đây, có bao nhiêu nhân tố làm xuất hiện alen mới trong quần thể?
(1) Đột biến. (2) Chọn lọc tự nhiên.
(3) Di – nhập gen. (4) Giao phối không ngẫu nhiên.
(5) Các yếu tố ngẫu nhiên.
Phương án đúng