Câu hỏi:
22/07/2024 112Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong 2 alen của một gen quy định.
Biết rằng không có đột biến mới phát sinh, có bao nhiêu nhận định đúng về phả hệ trên?
(1) Bệnh được quy định bởi gen lặn trên NST X.
(2) Xác suất để cá thể 6,7 mang kiểu gen AA= 1/3, Aa= 2/3.
(3) Cá thể số 15,16 đều cho tỉ lệ giao tử A =1/2, a= 1/2.
(4) Xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng số 16,17 là 9/14.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Trả lời:
Đáp án A
Xét cặp vợ chồng 3 x 4
Vợ chồng bình thường, sinh con bị bệnh
ð A bình thường >> a bị bệnh
Đứa con bị bệnh là con gái
ð Gen nằm trên NST thường
Cá thể 6, 7 có dạng là (1/3AA : 2/3Aa)
Đời con theo lý thuyết cặp vợ chồng 6 x 7 : 4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa
ð Người 13, 14 có dạng là : (1/2AA : 1/2Aa)
Người 15, 16 có kiểu gen là Aaó cho giao tử A = ½ và a = ½
Cặp vợ chồng 14 x 15 : (1/2AA : 1/2Aa) x Aa
Đời con theo lý thuyết là : 3/8AA : 4/8Aa : 1/8aa
ð Người 17 có dạng : 3/7AA : 4/7Aa
Xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng 16 x 17 là
16 x 17 là : 5/7 x 1/2 = 5/14
Vậy các nhận định đúng là (2) và (3)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một cơ thể cái có kiểu gen AaBbXDeXdE giảm phân tạo giao tử abXde chiếm tỉ lệ 2,25%. Cho cơ thể trên lai với cơ thể có kiểu gen AaBbXDEY, biết rằng quá trình giảm phân ở cơ thể đực và cái diễn ra bình thường. Trong số các nhận định sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Tỉ lệ giao tử đực mang tất cả alen lặn chiếm 25%.
(2) Cơ thể cái tạo giao tử mang ít nhất 1 alen trội chiếm tỉ lệ 97,75%.
(3) Đời con kiểu hình mang 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 54,5%.
(4) Cơ thể cái giảm phân với tần số hoán vị gen là 18%.
Câu 3:
Cho cây thân thấp lai với cây thân thấp được F1 đồng loạt thân cao. Cho F1 lai với nhau được F2 phân li theo tỉ lệ 56,25% cây thân cao : 43,75% cây thân thấp. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao cho tự thụ phấn, xác suất để đời con thu được cây thân thấp là:
Câu 4:
Một cơ thể có bộ NST lưỡng bội kí hiệu là AaBbDd. Nếu tế bào của loài tham gia nguyên phân mà một NST kép của cặp Aa không phân li , bộ NST trong 2 tế bào con có thể là:
(1) AAaBbDd và aBbDd
(2) AaaaBbDd và BbDd
(3) AaaBbDd và ABbDd
(4) AaBbDd và AABbDd
Câu 5:
Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:
(1) Ung thư máu
(2) Hồng cầu hình liềm
(3) Bạch tạng
(4)Claiphento
(5) Dính ngón tay 2 và 3
(6) Máu khó đông
(7) Tơcno
(8) Đao
(9) Mù màu
Những thể đột biến lệch bội là:
Câu 6:
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, xét các phát biểu sau đây:
(1) Enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
(2) Enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong 2 mạch đơn mới được tổng hợp từ 1 phân tử ADN mẹ.
(3) Có sự liên kết bổ sung giữa A-T , G-X và ngược lại.
(4) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tao ra nhiều đơn vị nhân đôi.
(5) Diễn ra ở pha S của chu kì tế bào.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Câu 7:
Các giai đoạn trong quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng Lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn:
1.Rừng lim nguyên
2. Tràng cỏ
3. Cây gỗ nhỏ và cây bụi
4. Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng
5. Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế
Thứ tự đúng là:
Câu 8:
Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDdEE thành các dòng đơn bội, sau đố lưỡng bội hóa tạo thành các dòng lưỡng bội thuần chủng. Tối đa sẽ tạo được bao nhiêu dòng thuần chủng từ cây nói trên?
Câu 9:
Khi G* ( G dạng hiếm) xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN, sẽ gây ra dạng đột biến nào?
Câu 10:
Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, xét các kết luận sau đây:
(1) Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền làm suy thoái quần thể và luôn dẫn tới diệt vong quần thể.
(2) Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước quần thể một cách dáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.
(3) Ngay cả khi không có đột biến, không có CLTN, không có di – nhập gen thì thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể cũng có thể bị biến đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
(4) Với quần thể cá kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
Câu 11:
Lai 2 cây cà chua thuần chủng (P) khác biệt nhau về các cặp tính trạng tương phản, F1 thu được 100% cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với cây khác, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 4 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn: 4 cây thân thấp, hoa đỏ , quả tròn : 4 cây thân thấp, hoa vàng , quả tròn; 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa vàng, quả dài : 1 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, mọi quá trình sinh học diễn ra bình thường. Các nhận xét nào sau đây là đúng?
(1) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời con là 0,0025.
(2) Cặp tính trạng chiều cao thân di truyền liên kết với cặp tính trạng màu sắc hoa.
(3) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài ở F2 là 0,05.
(4) Hai cặp gen quy định màu sắc hoa và hình dạng quả di truyền liên kết và có xảy ra hoán vị gen.
(5) Cặp gen quy định tính trạng chiều cao di truyền độc lập với 2 cặp gen quy định màu sắc và hình dạng quả
(6) Tần số hoán vị gen là 20%.
Câu 15:
Để phát hiện vị trí của một gen quy định tính trạng nằm trên NST thường, trên NST giới tính hay trong tế bào chất, người ta dùng phương pháp nào sau đây?