Câu hỏi:
14/10/2024 124Sau chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản
A. bị tàn phá nghiêm trọng, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, kinh tế suy sụp.
B. thu được lợi nhuận từ buôn bán vũ khí, kinh tế phát triển nhanh chóng.
C. bị tàn phá nặng nề, khủng hoảng kéo dài do hậu quả của động đất, sóng thần.
D. đất nước gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng do thiếu tài nguyên thiên nhiên.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản bị tàn phá nghiêm trọng, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, kinh tế suy sụp.
Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh: Khoảng 3 triệu người chết và mất tích, 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy, 13 triệu thất nghiệp; thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật. Kinh tế suy sụp, quân đội nước ngoài chiếm đóng.
→ A đúng.B.C.D sai.
* NHẬT BẢN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1952
1. Tình hình nước Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Bị thiệt hại nặng nề: gần 3 triệu người chết và mất tích, kinh tế bị tàn phá nghiêm tronhj; 13 triệu người thất nghiệp, đói rét,...
- Bị quân đội Mĩ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh (1945 - 1952).
2. Quá trình dân chủ hóa nước Nhật.
Để thực hiện dân chủ hóa nước Nhật, Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế và chính trị.
a. Chính trị:
- Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật, xét xử tội phạm chiến tranh; giải tán các đảng phái quân phiệt.
- 3/5/1947, ban hành Hiến pháp mới quy định Nhật là nước quân chủ lập hiến (nhưng thực tế làchế độ dân chủ đại nghị tư sản).
- Nhật cam kết từ bỏ việc tiến hành chiến tranh, không dùng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; không duy trì quân đội thường trực, chỉ có lực lượng Phòng vệ dân sự bảo đảm an ninh, trật tự trong nước.Không mang quân đội ra nước ngoài.
b. Kinh tế: SCAP tiến hành 3 cải cách lớn:
- Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn “Dai-bát-xư”.
- Cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 hecta ruộng, số còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân.
- Dân chủ hóa lao động.
⇒ Ý nghĩa:
- Đem lại bầu không khí dân chủ đối với các tầng lớp nhân dân.
- Là một nhân tố quan trọng góp phần giúp Nhật Bản nhanh chóng khắc phục những khó khăn sau chiến tranh và là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của Nhật Bản sau này.
3. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ:
+ 8/9/1951, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết ⇒ Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ.
+ 8/9/1951, Hiệp ước hòa bình Xan Phranxico được kí kết, chấm dứt chế độc chiếm đóng của Đồng minh tại Nhật Bản.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 8: Nhật Bản
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 8: Nhật Bản
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Lý do chủ yếu để Mĩ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật là:
Câu 2:
Giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX mang đặc điểm gì?
Câu 3:
Ngày 6-6-1969 sự kiện chính trị nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân miền Nam Việt Nam?
Câu 4:
Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định phương pháp đấu tranh của cách mạng Đông Dương giai đoạn cách mạng 1936 - 1939 là
Câu 5:
Bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Vécxai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận muốn được giải phóng, các dân tộc thuộc địa
Câu 7:
Cách mạng dân chủ nhân dân được hoàn thành ở các nước Đông Âu trong những năm 1948 - 1949 đánh dấu
Câu 8:
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, những thế lực ngoại xâm nào có mặt ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc?
Câu 9:
Điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam?
Câu 10:
Một trong những ý nghĩa của Tổng tiến công Mậu Thân (1968) của nhân dân miền Nam là
Câu 11:
Sau khi lên nắm quyền (6-1936), Mặt trận Nhân dân Pháp đã thi hành chính sách đối với các nước thuộc địa là
Câu 12:
Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam được đánh dấu bằng sự kiện nào?
Câu 13:
Sự kiện chính trị tiêu biểu nào trong năm 1963 làm cho chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng triền miên?
Câu 14:
“Lúc này Đảng không thể do dự. Do dự là hỏng hết. Đảng phải quyết đoán mau chóng, phải dùng những phương pháp - dù là những phương pháp đau đớn - để cứu vãn tình thế”! (Đảng Cộng sản Việt Nam-Văn kiện Đảng toàn tập. Tập 12. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2001, tr 21)
Đoạn trích dẫn nói về quyết định nào của Đảng?
Câu 15:
Chiến thắng nào của quân và dân ta đã mở đầu cho cao trào "tìm Mỹ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt"?