Câu hỏi:
08/07/2024 127Sắp xếp theo thứ tự nhỏ dần các vị trí tập trung binh lực của quân Pháp sau cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.
A. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Plâyku, Xê nô, Luôngphabăng và Mường Sài.
B. Điện Biên Phủ, Đồng bằng Bắc Bộ,Xê nô, Luôngphabăng và Mường Sài, Plâyku.
C. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê nô, Luôngphabăng và Mường Sài, Plâyku.
D. Điện Biên Phủ, Xê nô, Luôngphabăng và Mường Sài, Plâyku, Đồng bằng Bắc Bộ.
Trả lời:
Đáp án C
Từ thu - đông 1953, Nava tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn quân cơ động (trong tổng số 84 tiểu đoàn ở Đông Dương) biến đây trở thành nơi tập trung quân đông nhất, Tháng 12 - 1953, một bộ phận quân chủ lực của ta tấn công thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ) được giải phóng, Nava buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho Điện Biên Phủ. Sau đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung binh lực thứ hai của Pháp. Sau cuộc tấn công Trung Lào của liên quân Việt - Lào, Nava buộc phải tăng cường lực lượng cho Xê nô, Xê nô trở thành nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp. Cuối tháng 1 - 1954, liên quân Việt - Lào tiến công địch ở Thượng Lào, Nava vội dùng đường hàng không đưa quân từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho Luôngphabăng và Mường Sài, đây trở thành nơi tập trung binh lực thứ tư của Pháp. Đầu tháng 2 - 1954, quân ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, Pháp buộc phải dỡ bỏ cuộc tiến công Tuy Hòa để tăng cường lực lượng cho Plâyku biến đây thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp. Như vậy, thứ tự đúng là : Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê nô, Luôngphabăng và Mường Sài, Plâyku.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đạt đến đỉnh cao trong thời gian nào?
Câu 2:
Thắng lợi đó "mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và có tính thời đại sâu sắc". Câu nói trên được trích trong văn bản nào?
Câu 3:
Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đi từ lập trường một người yêu nước chuyển sang lập trường một người cộng sản là
Câu 4:
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự thế giới đang dần hình thành theo hướng
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây thể hiện điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2 - 1930) và Luận cương chính trị của Đảng (10 - 1930)?
Câu 6:
Sự kiện đánh dấu châu Phi đã hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ là
Câu 7:
Mĩ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động trong đó đạo luật Táp Hác-lây. Đạo luật này mang nội dung gì?
Câu 8:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương, bộ phận nào trong xã hội Việt Nam bị áp bức bóc lột nặng nề nhất?
Câu 9:
Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là
Câu 11:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 ở các nước tư bản đã tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam vì
Câu 12:
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (1/1959) đã nhận định như thế nào về tình hình miền Nam dưới chế độ Mĩ - Diệm?
Câu 13:
Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa cơ bản gì dưới đây?
Câu 14:
Tại sao trong hai giai đoạn: 1945 – 1960 và từ 1960 trở đi, các nước sáng lập ASEAN lại có sự khác biệt về phát triển kinh tế?
Câu 15:
Năm 1955, Ngô Đình Diệm mở một chiến dịch để giết hại những người cách mạng, được chúng coi là "quốc sách" có lợi cho mình, chiến dịch đó là