Câu hỏi:
28/08/2024 332Trong một quần thể cà 2n=24, đột biến đã tạo ra đủ loại thể tứ nhiễm tuy nhiên những cây thừa 2 NST ở cặp số 10 thì chết ngay giai đoạn lá mầm, người ta xét trên mỗi cặp NST một gen có 2 alen. Số kiểu gen tối đa về các gen đó trong các thể tứ nhiễm của quần thể khi cây ra hoa là:
A. 9743085
B. 10628820.
C. 157464
D. 13122
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Thể 4 nhiễm có dạng 2n + 2
Do thể 4 nhiễm ở cặp 10 chết ở giai đoạn lá mầm → có 11 dạng tứ nhiễm.
Xét 1 gen có 2 alen,
+ Cặp số 10 luôn có 3 kiểu gen: AA, Aa, aa
+ Các cặp NST không bị đột biến có 3 kiểu gen
+ Các cặp bị đột biến tứ nhiễm có 5 kiểu gen: AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa
Số kiểu gen tối đa của các thể tứ nhiễm là: 11 × 5 × 311 = 9743085
A đúng.
* Tìm hiểu "Đột biến số lượng nhiễm sắc thể"
1. Đột biến lệch bội
a) Nguyên nhân và cơ chế phát sinh
- Nguyên nhân: Cho đến nay các nhà khoa học cũng chưa biết rõ những hoá chất hay tác nhân đột biến nào là nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện các đột biến lệch bội. Ở người, tần số người bị hội chứng Down do thừa NST 21 được cho là có liên quan đến tuổi của mẹ, mẹ càng lớn tuổi thì tần suất sinh con bị hội chứng Down càng cao và 35% số trường hợp mắc hội chứng Down là do rối loạn sự phân li của cặp NST 21 trong giảm phân l ở người mẹ. Tuy vậy, tần số mắc hội chứng Down không thấy có mối quan hệ với tuổi của bố.
- Cơ chế: Sự rối loạn phân li của một hoặc một vài cặp NST trong giảm phân dẫn đến hình thành các giao tử lệch bội. Giao tử lệch bội kết hợp với nhau hoặc với giao tử bình thường hình thành nên hợp tử lệch bội.
Hình 12.2 minh hoạ một số cơ chế phát sinh giao tử lệch bội.
b) Các dạng đột biến
- Tuỳ theo mức độ tăng hoặc giảm số lượng NST mà người ta chia các thể đột biến lệch bội thành các loại: thể ba (2n+1), thể một (2n-1), thể không (2n-2),... với dấu (+) chỉ thêm NST, dấu (-) chỉ mất NST.
- Đột biến liên quan đến NST giới tính ở người, được kí hiệu theo NST giới tính X và Y, có thể kèm theo tên hội chứng bệnh lí.
Ví dụ: XXY (Klinefelter); XO (hội chứng Turner, kí hiệu O chỉ mất một NST giới tính). Tuy nhiên, người có ba NST X (XXX) có kiểu hình bình thường và hữu thụ.
2. Đột biến đa bội
a) Nguyên nhân và cơ chế phát sinh
- Nguyên nhân: Các đột biến đa bội phát sinh trong tự nhiên hầu hết đều chưa rõ nguyên nhân. Các nhà khoa học cũng đã tìm được loại hoá chất gây đột biến đa bội là chất colchicine, loại hoá chất ngăn cản sự hình thành các vi ống tạo nên bộ thoi phân bào, do đó, hoá chất này còn được sử dụng để tạo ra các thể đột biến đa bội ở thực vật.
- Cơ chế: Hình 12.3 mô tả một số cơ chế hình thành thể đa bội.
b) Các dạng đột biến
- Đột biến đa bội có thể được phân loại thành: đột biến tự đa bội hay đa bội cùng nguồn và đột biến đa bội khác nguồn hay song lưỡng bội.
+ Đột biến đa bội cùng nguồn là đột biến làm tăng số lượng bộ NST đơn bội (n) của loài lên 3, 4, 5 lần hoặc hơn; tạo nên các thể đột biến tam bội (3n), tứ bội (4n), ngũ bội (5n),... Số bộ NST đơn bội trong tế bào của thể đa bội được gọi là mức bội thể.
+ Đột biến đa bội khác nguồn là loại đột biến làm tăng số lượng bộ NST của tế bào bằng cách kết hợp bộ NST của hai hay nhiều loài.
Ví dụ: Lúa mì hiện nay là loài lục bội (6n) được hình thành do lai xa nhiều lần kèm theo đa bội hoá, hay chuối trồng có quả không hạt là loài tam bội.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Ở một loài thực vật, thực hiện phép lai P: AaBb × AaBb thu được F1. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Biết một gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F1 và F2?
(1). Số dòng thuần chủng ở F1: 8
(2). Ở F1, các cây mang ít nhất 2 alen trội chiếm 56,25%.
(3). Ở F1, các cây chỉ chứa 1 alen lặn chiếm 25%.
(4). F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1.
Câu 3:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu hình?
Câu 4:
Cho biết các codon mã hóa các axit amin như sau:
Leu: XUU, XUX, XUG, XUA Trp: UGG Gln: XAA, XAG
Arg: XGU, XGA, XGX, XGG Cys: UGU, UGX Phe:UUU, UUX.
Một đoạn của alen H ở vi khuẩn E. coli có trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa như sau:
Đoạn gen này mã hóa cho một chuỗi polypeptit có 6 axit amin với trình tự: Leu – Trp – Arg – Cys – Gln – Phe. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng?
(I). Mạch 2 là mạch mã gốc của gen.
(II). Nếu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit A-T bằng G-X ở vị trí 9 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi một axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen H quy định tổng hợp.
(III). Nếu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit G-X bằng A-T ở vị trí 13 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có thể ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen H quy định tổng hợp.
(IV). Nếu đột biến mất một cặp nuclêôtit G-X ở vị trí 1 tạo ra alen ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có thể ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen H quy định tổng hợp.
Câu 5:
Ở người, alen A nằm trên nhiễm sắc thể X quy định máu đông bình thường là trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, con trai của cặp bố mẹ nào sau đây luôn bị bệnh máu khó đông?
Câu 6:
Loài ruồi giấm có 2n = 8. Tế bào sinh dưỡng của loại đột biến nào sau đây có 9 NST?
Câu 7:
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Phép lai P: ABabABabXDXd × ABabABabXDY, thu được F1. Ở F1 có tổng số ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ và ruồi thân xám, cánh cụt, mắt trắng chiếm 53,75%. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1, số ruồi đồng hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 8:
Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Phép lai nào sau đây cho đời con có 50% số cây thân cao?
Câu 9:
Tính trạng khối lượng của quả được di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp, trong đó các alen trội qui định quả to, các alen lặn qui định quả nhỏ phân li độc lập với nhau. Các alen qui định quả to đều làm gia tăng kiểu hình một liều lượng như nhau. Ở một loài cây, khối lượng quả dao động trong khoảng từ 0,5 đến 5,5kg. Người ta lai cây có khối lượng quả 0,5kg với cây có khối lượng quả 5,5kg cho ra đời con F1 tất cả đều cho quả 3kg. cho F1 × F1 Trong đời F2, tất cả quả của các cây đều được cân. Kết quả cho thấy F2 có đủ các loại quả với khối lượng khác nhau và số cây cho quả to nhất chiếm tỷ lệ 1/1024. Theo lí thuyết có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
(1).Các cây ở F2 có 243 kiểu gen khác nhau.
(2). Ở F2, có 11 dạng quả có khối lượng khác nhau
(3). Cây có khối lượng 4,5kg có 5 kiểu gen và chiếm tỷ lệ 45/1024
(4). Hoàn toàn có thể tạo ra giống thuần chủng cho quả có khối lượng 5 kg.
Câu 10:
Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Giải thích nào sau đây không đúng?
Câu 11:
Một loài thực vật, cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa hồng : 3 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Lai phân tích cây hoa đỏ dị hợp tử về 2 cặp gen ở F1, thu được Fa. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 12:
Ở một loài động vật ngẫu phối, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY, con cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX. Xét 5 gen, trong đó: gen thứ nhất có 2 alen , gen thứ hai có 3 alen cùng nằm trên một cặp NST thường , gen thứ 3 có 4 alen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, Y. Gen thứ 4 có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y; gen thứ năm có 6 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y và không có alen tương ứng trên X. Tính theo lý thuyết, loài động vật này có tối đa bao nhiêu kiểu gen về năm gen nói trên?
Câu 13:
Một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B qui định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Trong một phép lai (P) người ta thu được F1 có tỉ lệ: 31% cao, tròn : 44% cao, dài : 19% thấp, tròn : 6% thấp, dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây cao, tròn ở F1 thì xác suất gặp cây dị hợp hai cặp gen là:
Câu 15:
Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội chẵn?