Câu hỏi:

13/07/2024 80

Quan sát hình 1.1, dự đoán hình nào mô tả hiện tượng chất bị biến đổi thành chất khác, hình nào chỉ mô tả sự thay đổi về tính chất vật lí (trạng thái, kích thước, hình dạng, ….)?

Quan sát hình 1.1, dự đoán hình nào mô tả hiện tượng chất bị biến đổi thành chất khác, hình nào chỉ mô tả sự thay đổi về tính chất vật lí (trạng thái, kích thước, hình dạng, ….)? (ảnh 1)

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

- Hình mô tả hiện tượng chất bị biến đổi thành chất khác:

d) Đốt mẩu giấy vụn.

e) Đun đường.

g) Đinh sắt bị gỉ.

- Hình chỉ mô tả sự thay đổi về tính chất vật lí (trạng thái, kích thước, hình dạng, ….):

a) Xé mẩu giấy vụn.

b) Hoà tan đường vào nước.

c) Đinh sắt bị uốn cong.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Chuẩn bị

• Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, mẩu nam châm, thìa xúc hoá chất.

• Hoá chất: Bột sắt, bột lưu huỳnh.

Tiến hành

Bước 1: Trộn đều hỗn hợp bột sắt (Fe) với bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ về khối lượng Fe : S khoảng 1,5 : 1 (hoặc theo thể tích là 1 : 3) cho vào hai ống nghiệm 1 và 2 (hình 1.2a).

Chuẩn bị • Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, mẩu nam châm, thìa xúc hoá chất.  • Hoá chất: Bột sắt, bột lưu huỳnh. Tiến hành Bước 1: Trộn đều hỗn hợp bột sắt (Fe) với bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ về khối lượng Fe : S  (ảnh 1)

Bước 2: Lấy ống nghiệm 2 đem hơ nóng, sau đó đun nóng tập trung vào đáy ống nghiệm cho đến khi thấy hỗn hợp nóng đỏ thì ngừng đun (hình 1.2b).

Chuẩn bị • Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, mẩu nam châm, thìa xúc hoá chất.  • Hoá chất: Bột sắt, bột lưu huỳnh. Tiến hành Bước 1: Trộn đều hỗn hợp bột sắt (Fe) với bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ về khối lượng Fe : S  (ảnh 2)

Bước 3: Đưa đồng thời hỗn hợp đã nguội (ống nghiệm 2) và ống nghiệm 1 lại gần mẩu nam châm (hình 1.2c).

Chuẩn bị • Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, mẩu nam châm, thìa xúc hoá chất.  • Hoá chất: Bột sắt, bột lưu huỳnh. Tiến hành Bước 1: Trộn đều hỗn hợp bột sắt (Fe) với bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ về khối lượng Fe : S  (ảnh 3)

• Mô tả hiện tượng khi đun nóng hỗn hợp ở bước 2.

• Ở bước 3, mẩu nam châm có bị hút vào đáy ống nghiệm 2 không? Giải thích.

Xem đáp án » 17/07/2024 408

Câu 2:

Kể thêm 2 – 3 hiện tượng xảy ra trong thực tế có sự biến đổi vật lí.

Xem đáp án » 13/07/2024 176

Câu 3:

Chuẩn bị

• Dụng cụ: Đĩa sứ, bật lửa

• Hoá chất: Cây nến

Tiến hành

• Gắn cây nến (có thành phần chính là paraffin) trên đĩa sứ, đốt nến cháy trong khoảng 1 phút.

• Mô tả các hiện tượng xảy ra trong quá trình nến cháy, chỉ ra giai đoạn diễn ra sự biến đổi vật lí, giai đoạn diễn ra sự biến đổi hoá học. Biết rằng nến cháy trong không khí chủ yếu tạo ra khí carbon dioxide và hơi nước.

Xem đáp án » 20/07/2024 150

Câu 4:

Vẽ sơ đồ bằng chữ mô tả quá trình (sự thay đổi về trạng thái, kích thước, …) và hiện tượng ở thí nghiệm 1 (thể hiện tính chất vật lí của muối ăn).

Xem đáp án » 13/07/2024 149

Câu 5:

Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình nào diễn ra sự biến đổi vật lí? Giải thích.

Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình nào diễn ra sự biến đổi vật lí? Giải thích. (ảnh 1)

Xem đáp án » 23/07/2024 121

Câu 6:

Nêu những điểm khác nhau giữa sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học.

Xem đáp án » 18/07/2024 113

Câu 7:

Kể thêm 2 – 3 hiện tượng xảy ra trong thực tế có sự biến đổi hoá học.

Xem đáp án » 23/07/2024 112

Câu 8:

Chuẩn bị:

- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh (loại 100 mL (ml)), bát sứ loại nhỏ, kiềng đun, lưới thép, đèn cồn.

- Hoá chất: Muối ăn, nước.

Tiến hành:

Bước 1: Lấy khoảng một thìa cafe muối ăn cho vào cốc, sau đó thêm vào cốc khoảng 30 mL nước, khuấy đều cho tới khi muối ăn tan hết.

Bước 2: Lấy ra khoảng 1 mL dung dịch muối ăn trên cho vào bát sứ đặt trên kiềng đun có lưới thép, đun trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi cạn dung dịch.

- Mô tả hiện tượng khi hoà tan muối ăn trong cốc và hiện tượng khi cô cạn.

- Nhận xét về trạng thái (thể) của muối ăn.

Xem đáp án » 22/07/2024 102

Câu 9:

Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào diễn ra sự biến đổi vật lí, trường hợp nào diễn ra sự biến đổi hoá học?

a) Khi có dòng điện đi qua, dây tóc bóng đèn (làm bằng kim loại tungsten) nóng và sáng lên.

b) Hiện tượng băng tan.

c) Thức ăn bị ôi thiu.

d) Đốt cháy khí methane (CH4) thu được khí carbon dioxide (CO2) và hơi nước (H2O).

Xem đáp án » 22/07/2024 97

Câu 10:

Quan sát hình 1.3 và cho biết quá trình nào diễn ra sự biến đổi vật lí, quá trình nào diễn ra sự biến đổi hoá học.

Quan sát hình 1.3 và cho biết quá trình nào diễn ra sự biến đổi vật lí, quá trình nào diễn ra sự biến đổi hoá học. (ảnh 1)

Xem đáp án » 17/07/2024 90

Câu 11:

Trong thí nghiệm 3, dấu hiệu nào dùng để phân biệt sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học?

Xem đáp án » 20/07/2024 84

Câu 12:

Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình nào diễn ra sự biến đổi hoá học? Giải thích.

Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình nào diễn ra sự biến đổi hoá học? Giải thích. (ảnh 1)

Xem đáp án » 22/07/2024 80