Câu hỏi:
22/07/2024 170Phát biểu sau đây đúng khi nói về hô hấp sáng ở thực vật?
A. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ CO2 và thải O2 ở ngoài sáng.
B. Hô hấp sáng gây tiêu hao sản phẩm quang hợp.
C. Hô hấp sáng thường xảy ra ở thực vật C4 và CAM trong điều kiện cường độ ánh sáng cao.
D. Quá trình hô hấp sáng xảy ra lần lượt ở các bào quan: lục lạp, ti thể, perôxixôm.
Trả lời:
Đáp án B
Hô hấp sáng làm tiêu hao sản phẩm của quang hợp và chỉ xảy ra đối với thực vật C3.
Hô hấp sáng (hay còn gọi là Quang Hô Hấp) là quá trình hô hấp xảy ra ngoài ánh sáng (trong điều kiện cây thiếu CO2 và thừa O2 trong lá).
Hô hấp sáng không tạo ATP, tiêu tốn 50% sản phẩm quang hợp, tuy nhiên hô hấp sáng có hình thành một vài axit amin như Serin, Glixin. Quá trình này thường diễn ra ở thực vật C3 và có sự tham gia đồng thời của 3 bào quan là Lục lạp, Perôxixôm và Ti thể
Cơ chế hô hấp sáng
Hô hấp sáng là hô hấp liên quan trực tiếp đến ánh sáng, thường xảy ra ở thực vật C3 trong điều kiện nồng độ CO2 thâ[s, nồng độ O2 cao, cường độ ánh sáng và nhiệt độ cao ở vùng nhiệt đới. Trong điều kiện này, enzim RubisCo xúc tác cho quá trình oxi hóa RiDP thành APG (axit diphotpho glixeric -hợp chất 3C) và AG (axit glicolic - hợp chất 2C). APG tiếp tục đi vào chu trình Canvin, còn AG là bản thể của hô hấp sáng, bị oxi hóa ở peoxixom và giải phóng CO2 ở ti thể. Có thể tóm tắt như sau:
- Tại lục lạp
CO2 + RiDP (nồng độ CO2 cao) 2APG Quang hợp
O2 + RiDP (nồng độ O2 cao) 1APG + 1AG Quang hợp + Hô hấp sáng
- Tại peroxixom
+ axit glicolic bị oxi hóa bởi O2 và tạo thành axit glioxilic với sự xúc tác của enzim glicolat - oxidase. Đồng thời cũng tạo thành H2O2 (H2O2 sẽ bị phân huỷ bởi catalase để tạo thành H2O và O2).
+ axit glioxilic sẽ chuyển thành glyxin thông qua phản ứng chuyển vị amin. Sau đó glyxin sẽ được chuyển vào ti thể.
- Tại ti thể:
+ glyxin chuyển thành xerin nhờ xúc tác của enzime kép - glycin decacboxylaza và serin hydroxylmetyl transferase.
+ Serin lại biến đổi thành axit glyoxilic để chuyển sang lục lạp.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là
Câu 2:
Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này là
Câu 5:
Ở 1 loài thực vật, xét hai cặp gen Aa và Bb. Người ta tiến hành lai giữa các dòng thuần về hai cặp gen này để tạo ra con lai có ưu thế lai. Theo giả thuyết siêu trội, con lai có kiểu gen nào sau đây thể hiện ưu thế lai cao nhất?
Câu 6:
Dạng đột biến được ứng dụng để loại khỏi NST những gen không mong muốn là
Câu 7:
Một loài thực vật, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 2000 cây, trong đó có 180 cây thân thấp, hoa đỏ. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 11:
Tế bào ban đầu có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân. Giả sử một NST của cặp Aa và một NST của cặp Bb không phân ly trong nguyên phân. Có thể gặp các tế bào con có thành phần nhiễm sắc thể là
Câu 12:
Khi nói về hiện tượng liên kết gen hoàn toàn phát biểu nào sau đây là sai?
Câu 13:
Dữ kiện nào dưới đây giúp chúng ta xác định chính xác tính trạng do gen trội/lặn nằm trên NST thường/NST giới tính qui định?