Câu hỏi:
23/07/2024 550Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Vật không sống có khả năng trao đổi chất với môi trường nhưng không có khả năng sinh sản và phát triển
B. Vật thể tự nhiên là vật sống
C. Vật không sống là vật thể nhân tạo
D. Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển còn vật không sống không có các khả năng trên.
Trả lời:
Đáp án D
A sai vì vật không sống không có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển.
B sai vì vật thể tự nhiên chưa chắc đã là vật sống, ví dụ: núi đá vôi là vật thể tự nhiên nhưng không có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển.
C sai vì vật không sống chưa chắc là vật thể nhân tạo ví dụ: mủ cao su không sống, nhưng nó là vật thể tự nhiên, lấy từ cây cao su.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:
Câu 5:
Cho các nhận định sau:
1. Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó
2. Kích thước miếng đồng càng lớn thì khối lượng riêng của đồng càng lớn
3. Vật thể được tạo nên từ chất
4. Mỗi chất có tính chất nhất định, không đổi.
5. Quá trình có xuất hiện chất mới nghĩa là nó thể hiện tính chất hóa học của chất.
Số nhận định đúng là:
Câu 9:
Nhận xét nào sau đây nói về tính chất hóa học của sắt?
a) Đinh sắt cứng, màu trắng xám, bị nam châm hút.
b) Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.
Câu 10:
Xung quanh ta có nhiều chất khác nhau. Mỗi chất có những tính chất đặc trưng nào để phân biệt chất này với chất khác?
Câu 11:
Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hóa học hay tính chất vật lí?
Câu 13:
Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của khí carbon dioxide?
Câu 14:
Quan sát Hình 9.1, cho biết đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống và vật sống.
Câu 15:
Tìm hiểu một số tính chất của đường và muối ăn
Chuẩn bị: đường, muối ăn, nước, 2 cốc thủy tinh, 2 bát sứ, 1 đèn cồn.
Tiến hành:
Quan sát màu sắc, thể (rắn, lỏng hay khí) của muối ăn và đường trong các lọ đựng muối ăn và đường tương ứng.
Cho 1 thìa muối ăn vào bát sứ thứ nhất, 1 thìa đường vào cốc nước thứ hai, khuấy đều và quan sát.
Cho 3-5 thìa muối ăn vào bát sứ thứ nhất, 3-5 thìa đường vào bát sứ thứ hai. Đun nóng hai bát. Khi bát đựng muối có tiếng nổ lách tách thì ngừng đun. Khi bát đựng đường có khói bốc lên thì ngừng đun.
Quan sát hiện tượng và trả lời:
1. Hãy mô tả màu sắc, mùi, thể và tính tan của đường và muối ăn.
2. Khi đun nóng, chất trong bát nào đã biến đổi thành chất khác?Đây là tính chất vật lí hay tính chất hóa học của chất?