Câu hỏi:

18/07/2024 109

Phân tích diễn biến tâm trạng và đặc điểm tính cách của hình tượng nhân vật Đan Thiềm. Thông qua nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm điều gì?

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Trả lời:

- Tâm trạng và tính cách của Đan Thiềm được bộc lộ qua lời thoại và hành động. Khi biết tin kiêu binh nổi loạn, Đan Thiềm một mực khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn, để tiếp tục xây Cửu Trùng Đài. Khi đám cung nữ và Ngô Hạch tới bắt Vũ Như Tô, Đan Thiềm hi sinh tính mạng để bảo vệ ông, thẳng thắn vạch mặt bọn cung nữ Những hành động quyết liệt của Đan Thiềm chứng tỏ lòng trắc ẩn và yêu chuộng nhân tài, lí tưởng về một cái đẹp thuần khiết, không vụ lợi, sự dũng cảm và vị tha của nhân vật; đồng thời cũng thể hiện sự sắc sảo, thông minh của bà. Khác với Vũ Như Tô ngây thơ, mơ màng, Đan Thiềm rất thực tế, hiểu rõ thời thế. Tuy nhiên, cuối cùng, bà đã không thể chống đỡ nổi sự tàn ác, thủ đoạn của bọn kiêu binh, đám cung nữ và phải chấp nhận một cái chết đầy oan khuất. Cái chết của Đan Thiêm làm nổi bật bi kịch của cái đẹp, cái thiện trong một thời thế mà cái ác, cái giả dối, tầm thường và đê tiện lên ngôi.

- Thông qua nhân vật Đan Thiềm, Nguyễn Huy Tưởng thể hiện thái độ trân trọng của ông đối với cái tài, cái đẹp, cũng như niềm thương xót đối với cái đẹp, cái thiện trước sự chà đạp tàn nhẫn của cái xấu, cái ác cái tầm thường, giả dối.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Thái độ của Hăm-lét về thực tại mâu thuẫn với lí tưởng cao đẹp về con người của nhân vật thế nào?

Xem đáp án » 17/07/2024 202

Câu 2:

Vì sao Vũ Như Tô lại từ chối xây dựng Cửu Trùng Đài? Sự từ chối này cho thấy tính cách gì của nhân vật?

Xem đáp án » 20/07/2024 187

Câu 3:

Đọc lại đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 132 – 140) và trả lời các câu hỏi:

Vở kịch đã được kết thúc như thế nào? Kết thúc đó cho thấy đặc trưng gì của thể loại bi kịch?

Xem đáp án » 23/07/2024 182

Câu 4:

Văn học là sự đúc kết của một trạng huống nhân sinh. Theo bạn, trạng huống nhân sinh nào đã được cô đọng lại trong đoạn trích?

Xem đáp án » 16/07/2024 176

Câu 5:

Đọc lại phần tóm tắt bi kịch Hăm lét và văn bản Sống, hay không sống đó là vấn đề trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr, 126 - 130) và trả lời các câu hỏi:

Ba lớp kịch ở phần đầu đoạn trích Sống, hay không sống - đó là vấn đề đã cung cấp được bằng chứng gì về một “thời đại đảo điên”?

Xem đáp án » 21/07/2024 172

Câu 6:

Giá trị của di sản đối với đời sống văn hoá đương đại

Xem đáp án » 22/07/2024 165

Câu 7:

Phân tích sự tương ứng về nội dung giữa các lời thoại trước và sau màn độc thoại Sống, hay không sống – đó là vấn đề của Hăm-lét trong đoạn trích.

Xem đáp án » 23/07/2024 163

Câu 8:

Viết câu trả lời cho những câu hỏi mà bạn đã đặt ra ở bài tập 1.

Xem đáp án » 14/07/2024 158

Câu 9:

Đọc lại văn bản Prô-mê-tê bị xiềng trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 152 – 154) và trả lời các câu hỏi:

Lời thoại của Prô-mê-tê trong văn bản có thể được chia làm mấy phần? Xác định nội dung từng phần.

Xem đáp án » 17/07/2024 152

Câu 10:

Thông điệp mà bạn nhận được sau khi đọc đoạn trích là gì?

Xem đáp án » 18/07/2024 149

Câu 11:

Lập dàn ý cho bài thuyết trình về ý tưởng nghiên cứu mà bạn đã tìm ra trong bài tập ở phần Viết.

Xem đáp án » 20/07/2024 148

Câu 12:

Vì sao đối với Hăm-lét, cái chết không phải là sự giải thoát khỏi mọi đau khổ?

Xem đáp án » 14/07/2024 145

Câu 13:

Vì sao có thể xem những quan điểm đối lập với ý chí của Prô-mê-tê là biểu hiện cụ thể của cái tất yếu?

Xem đáp án » 18/07/2024 145

Câu 14:

Vì sao Hăm-lét xem Đan Mạch là “chốn ngục thất”? Rô-den-cran và Ghin-đơn-xtơn đóng vai trò gì trong ngục thất đó?

Xem đáp án » 20/07/2024 144

Câu 15:

Lời đa tạ của Vũ Như Tô cho thấy quyết định gì của nhân vật? Vì sao nhân vật có quyết định đó?

Xem đáp án » 14/07/2024 140