Câu hỏi:
18/07/2024 616
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi...
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ Văn 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr. 7-8)
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về cách nhìn con người của nhà văn Tô Hoài.
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi...
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ Văn 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr. 7-8)
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về cách nhìn con người của nhà văn Tô Hoài.
Trả lời:
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Tô Hoài là một cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Tô Hoài rất am hiểu phong tục tập quán của người dân miền núi, biệt tài phân tích tâm lí nhân vật và lời văn đậm chất khẩu ngữ.
- Vợ chồng A Phủ là sản phẩm của chuyến đi thực tế của ông cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc.
- Khái quát vấn đề: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn của nhà văn Tô Hoài về con người.
II. Phân tích
1. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích.
- Giới thiệu khái quát nhân vật và vị trí đoạn trích.
+ Mị là một cô gái trẻ đẹp, yêu đời… Vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị phải làm dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra, sống cuộc đời trâu ngựa khổ đau.
+ Thế nhưng tận đáy sâu tâm hồn câm lặng ấy vẫn le lói tia lửa sống, chỉ chờ dịp là bùng lên mạnh mẽ. Trong một đêm tình mùa xuân phơi phới, giai điệu thiết tha bồi hồi của tiếng sáo đã đánh thức Mị, khiến tâm hồn Mị náo nức hồi sinh.
- Diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đoạn văn:
+ Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rượu làm cơ thể và đầu óc của Mị say nhưng tâm hồn đã tỉnh lại sau bao ngày câm nín. Mị quên như đi thực tại, chỉ sống về ngày trước, nhớ lại quá khứ tươi đẹp, hạnh phúc, tự do.
+ Sự nhận thức về hiện tại – quá khứ đã đã khơi dậy ở Mị lòng ham sống: thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị ý thức rõ về quyền sống quyền tự do và hạnh phúc: Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi…
+ Từ ý thức về quyền sống, Mị nhận ra bi kịch của mình: Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết, A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Mị uất ức muốn phản kháng: Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay.
+ Ý thức về thân phận: Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra giọt nước mắt của nỗi thương thân, xót phận, đau đớn, tuyệt vọng, bế tắc khi đối mặt với thực tại phũ phàng, giọt nước mắt hồi sinh của tâm hồn khao khát sống.
+ Khát khao tự do, hạnh phúc ẩn trong tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường với những giai điệu mang âm hưởng xót xa, nuối tiếc của tình yêu.
- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế. Cách dẫn dắt tinh tiết khéo léo, tự nhiên.
+ Giọng trần thuật của tác giả hòa vào những độc thoại nội tâm của nhân vật tạo nên ngôn ngữ nửa trực tiếp đặc sắc. Lời kể hấp dẫn, mang đậm màu sắc miền núi. Lựa chọn chi tiết, dựng cảnh tạo không khí, sử dụng nhiều câu văn ngắn, ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm
2. Nhận xét cách nhìn của nhà văn Tô Hoài về con người.
- Qua diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị, tác giả bày tỏ sự cảm thông thấu hiểu, bênh vực những con người với số phận bất hạnh; trân trọng yêu thương và cảm phục 0,5 sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do, hạnh phúc và khả năng vươn tới tương lai. Đó là cách nhìn đầy tin yêu vào phẩm chất tốt đẹp của con người.
- Cách nhìn xuất phát từ sự gắn bó, am hiểu và tình yêu thương với mảnh đất và con người miền núi, từ hiện thực cách mạng với nhiều đổi thay. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là sản phẩm của nền văn học cách mạng, đứa con tinh thần của nhà văn - chiến sĩ với cảm quan hiện thực, tinh thần lạc quan cách mạng: khẳng định, tin tưởng khả năng, sức mạnh, tương lai con người.
- Cách nhìn mới mẻ, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, mang lại chất lượng mới cho văn học kháng chiến, khơi dậy sự đồng cảm, trân trọng người đọc, đồng thời thể hiện tài năng, tấm lòng nhà văn Tô Hoài.
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Tô Hoài là một cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Tô Hoài rất am hiểu phong tục tập quán của người dân miền núi, biệt tài phân tích tâm lí nhân vật và lời văn đậm chất khẩu ngữ.
- Vợ chồng A Phủ là sản phẩm của chuyến đi thực tế của ông cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc.
- Khái quát vấn đề: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn của nhà văn Tô Hoài về con người.
II. Phân tích
1. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích.
- Giới thiệu khái quát nhân vật và vị trí đoạn trích.
+ Mị là một cô gái trẻ đẹp, yêu đời… Vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị phải làm dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra, sống cuộc đời trâu ngựa khổ đau.
+ Thế nhưng tận đáy sâu tâm hồn câm lặng ấy vẫn le lói tia lửa sống, chỉ chờ dịp là bùng lên mạnh mẽ. Trong một đêm tình mùa xuân phơi phới, giai điệu thiết tha bồi hồi của tiếng sáo đã đánh thức Mị, khiến tâm hồn Mị náo nức hồi sinh.
- Diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đoạn văn:
+ Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rượu làm cơ thể và đầu óc của Mị say nhưng tâm hồn đã tỉnh lại sau bao ngày câm nín. Mị quên như đi thực tại, chỉ sống về ngày trước, nhớ lại quá khứ tươi đẹp, hạnh phúc, tự do.
+ Sự nhận thức về hiện tại – quá khứ đã đã khơi dậy ở Mị lòng ham sống: thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị ý thức rõ về quyền sống quyền tự do và hạnh phúc: Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi…
+ Từ ý thức về quyền sống, Mị nhận ra bi kịch của mình: Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết, A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Mị uất ức muốn phản kháng: Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay.
+ Ý thức về thân phận: Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra giọt nước mắt của nỗi thương thân, xót phận, đau đớn, tuyệt vọng, bế tắc khi đối mặt với thực tại phũ phàng, giọt nước mắt hồi sinh của tâm hồn khao khát sống.
+ Khát khao tự do, hạnh phúc ẩn trong tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường với những giai điệu mang âm hưởng xót xa, nuối tiếc của tình yêu.
- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế. Cách dẫn dắt tinh tiết khéo léo, tự nhiên.
+ Giọng trần thuật của tác giả hòa vào những độc thoại nội tâm của nhân vật tạo nên ngôn ngữ nửa trực tiếp đặc sắc. Lời kể hấp dẫn, mang đậm màu sắc miền núi. Lựa chọn chi tiết, dựng cảnh tạo không khí, sử dụng nhiều câu văn ngắn, ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm
2. Nhận xét cách nhìn của nhà văn Tô Hoài về con người.
- Qua diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị, tác giả bày tỏ sự cảm thông thấu hiểu, bênh vực những con người với số phận bất hạnh; trân trọng yêu thương và cảm phục 0,5 sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do, hạnh phúc và khả năng vươn tới tương lai. Đó là cách nhìn đầy tin yêu vào phẩm chất tốt đẹp của con người.
- Cách nhìn xuất phát từ sự gắn bó, am hiểu và tình yêu thương với mảnh đất và con người miền núi, từ hiện thực cách mạng với nhiều đổi thay. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là sản phẩm của nền văn học cách mạng, đứa con tinh thần của nhà văn - chiến sĩ với cảm quan hiện thực, tinh thần lạc quan cách mạng: khẳng định, tin tưởng khả năng, sức mạnh, tương lai con người.
- Cách nhìn mới mẻ, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, mang lại chất lượng mới cho văn học kháng chiến, khơi dậy sự đồng cảm, trân trọng người đọc, đồng thời thể hiện tài năng, tấm lòng nhà văn Tô Hoài.
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
(1) Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn có “muốn” thay đổi hay không mà thôi. Mọi thứ không bỗng dưng mà có, thái độ cũng vậy. Để có một thái độ sống đúng đắn, trước tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển lên, biến nó thành tài sản quý giá cho bản thân. (2) Một số người từ chối việc thay đổi, họ cho rằng “Tôi đã quen sống như thế này từ nhỏ, thay đổi chỉ làm cho cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!” hoặc “Cha mẹ sinh mình ra thế nào thì cứ để thế ấy, thay đổi làm gì cho mệt!”. Bạn cần biết rằng, không bao giờ là quá trễ cho một sự thay đổi. Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc. Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn. Bạn gọi một cái cây không đâm chồi nẩy lộc, không ra hoa kết trái là gì? Đó chẳng phải là “cây chết” hay sao? Con người chúng ta cũng vậy. Cuộc sống sẽ luôn được vận hành tốt nếu ta không ngừng hoàn thiện bản thân.
(3) Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với biến cố cuộc đời sẽ chẳng thể nào thích nghi được với hoàn cảnh. Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng trong cuộc sống của họ sẽ bị tách biệt, không bắt nhịp được với đồng loại của mình.
(Trích Thái độ quyết định thành công, Wayne Cordeiro,
NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016, tr.34)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
(1) Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn có “muốn” thay đổi hay không mà thôi. Mọi thứ không bỗng dưng mà có, thái độ cũng vậy. Để có một thái độ sống đúng đắn, trước tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển lên, biến nó thành tài sản quý giá cho bản thân. (2) Một số người từ chối việc thay đổi, họ cho rằng “Tôi đã quen sống như thế này từ nhỏ, thay đổi chỉ làm cho cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!” hoặc “Cha mẹ sinh mình ra thế nào thì cứ để thế ấy, thay đổi làm gì cho mệt!”. Bạn cần biết rằng, không bao giờ là quá trễ cho một sự thay đổi. Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc. Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn. Bạn gọi một cái cây không đâm chồi nẩy lộc, không ra hoa kết trái là gì? Đó chẳng phải là “cây chết” hay sao? Con người chúng ta cũng vậy. Cuộc sống sẽ luôn được vận hành tốt nếu ta không ngừng hoàn thiện bản thân.
(3) Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với biến cố cuộc đời sẽ chẳng thể nào thích nghi được với hoàn cảnh. Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng trong cuộc sống của họ sẽ bị tách biệt, không bắt nhịp được với đồng loại của mình.
(Trích Thái độ quyết định thành công, Wayne Cordeiro,
NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016, tr.34)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2:
Theo anh/ chị, tại sao tác giả cho rằng không bao giờ là quá trễ cho một sự thay đổi?
Theo anh/ chị, tại sao tác giả cho rằng không bao giờ là quá trễ cho một sự thay đổi?
Câu 3:
Từ ý nghĩa của văn bản trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của mình về những điều bản thân thấy cần thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại.
Từ ý nghĩa của văn bản trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của mình về những điều bản thân thấy cần thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại.