Câu hỏi:
18/07/2024 1,567Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
(Ngữ Văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.155)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng sóng trong đoạn thơ trên. Từ đó bình luận ngắn gọn về sự biểu hiện phong phú và mới mẻ của hình tượng sóng, trong liên hệ, đối sánh với nhân vật trữ tình em.
Trả lời:
Phương pháp:
- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về hình tượng sóng trong đoạn thơ trên. Từ đó bình luận ngắn gọn về sự biểu hiện phong phú và mới mẻ của hình tượng sóng, trong liên hệ, đối sánh với nhân vật trữ tình em.
- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
I. Mở bài
- Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
- "Sóng" được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), bài thơ đặc sắc về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người.
- Khái quát luận đề.
II. Thân bài
1. Cảm nhận về hình tượng “sóng” trong đoạn thơ:
* Khát vọng tình yêu muôn thủa (Ôi con sóng ngày xưa…Bồi hồi trong ngực trẻ)
- Nếu như ở khổ 1, sóng được miêu tả trong chiều rộng của không gian thì đến khổ thơ này, sóng lại được miêu tả trong chiều dài của thời gian. Đứng trước biển, Xuân Quỳnh cảm nhận rõ nét cái vĩnh hằng, bất diệt của sóng: Ôi con sóng ngày xưa- Và ngày sau vẫn thế. Giọng thơ cảm thán cùng với những từ chỉ thời gian “ngày xưa, ngày sau, vẫn thế” cho thấy hàng ngàn, hàng triệu năm qua, những con sóng ngoài biển khơi đã, đang và sẽ còn chuyển động.
- Cũng như sóng, “nỗi khát vọng tình yêu” mãi mãi là niềm khao khát cháy bỏng, “bồi hồi” trong trái tim con người, nhất là tuổi trẻ. Bao nhiêu thế kỉ qua, con người đã đến với tình yêu, đã sống mà không thể thiếu tình yêu và sẽ còn yêu chừng nào còn tồn tại. Xuân Quỳnh khẳng định một chân lí: khát vọng tình yêu là vĩnh viễn, nó không chỉ tồn tại trong tâm hồn con người, đặc biệt là tuổi trẻ mà còn khiến người ta trở lại, tái sinh như con sóng biển ào lên rồi lại tan ra hòa nhập vào biển cả mãi mãi. Cũng như còn biển thì còn sóng, còn con người thì tình yêu còn mãi.
* Nhu cầu khám phá, tự nhận thức trong tình yêu. (Trước muôn trùng sóng bể… Khi nào ta yêu nhau)
- Ở khổ thơ này, nhân vật “em” đã trực tiếp xuất hiện, đối diện với muôn trùng sóng biển, với bao la đất trời, em đã nghĩ về biển lớn tình yêu của mình: “Trước muôn ... lên”. Biện pháp điệp từ và điệp cấu trúc câu “em nghĩ về” cùng những câu hỏi dồn dập: “Từ khi nào sóng lên? Gió bắt đầu từ đâu? Khi nào ta yêu nhau?” đã diễn tả sự trăn trở, khắc khoải của em khi nghĩ về tình yêu.
- Khi tình yêu đến, như một lẽ tự nhiên, thường tình, con người luôn có nhu cầu tìm hiểu, cắt nghĩa. Xuân Quỳnh đã mượn sóng để cắt nghĩa tình yêu: “Sóng bắt đầu từ gió. Gió bắt đầu từ đâu?”. Tuy nhiên quy luật của thiên nhiên, đất trời còn có thể lý giải được bằng những tri thức, sự hiểu biết nhưng cội nguồn của tình yêu thì không thể nào định nghĩa được một cách rõ ràng. Bởi lẽ tình yêu thuộc về những cung bậc cảm xúc, nó là những rung động hết sức phong phú của mỗi tâm hồn. Nhà thơ chỉ còn biết thú nhận sự bất lực của mình một cách rất đáng yêu: Em cũng không biết nữa - Khi nào ta yêu nhau. Hai câu thơ có cấu trúc đảo (đáp trước, hỏi sau) đã diễn tả thật thành công sự bối rối và cả niềm hạnh phúc của người phụ nữ khi yêu.
* Nỗi nhớ da diết, cháy bỏng trong tình yêu, gửi gắm khát vọng yêu thương chân thành:
- Khổ năm đọng lại một chữ “nhớ”. Nỗi nhớ gắn với không gian “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, với “bờ”; nó bao trùm cả thời gian “ngày đêm không ngủ được”, và xâm chiếm tâm hồn con người, ngay cả trong vô thức “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Một tiếng “nhớ” mà nói được nhiều điều.
- “Sóng nhớ bờ” là nỗi nhớ vượt qua không gian, “Ngày đêm không ngủ được” là nỗi nhớ vượt qua thời gian. Đó là nỗi nhớ tha thiết khôn nguôi, khắc khoải đến tận cùng.
- Từ nỗi nhớ của sóng đối với bờ, Xuân Quỳnh nói đến nỗi nhớ của em đối với anh:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
- Đây có thể xem là hai câu thơ hay nhất trong bài. Hơn cả sóng, nỗi nhớ của em không chỉ bao trùm không gian, thời gian mà còn ăn sâu vào tiềm thức, vào vô thức.
- Em đã hoá thân vào sóng. Sóng đã hoà nhập vào tâm hồn em để trở nên có linh hồn thao thức.
- Đây là khổ duy nhất trong bài có đến 6 câu thơ, sự phá cách ấy đã góp phần diễn tả sự trào dâng mãnh liệt của nỗi nhớ trong tình yêu.
2. Bình luận về sự biểu hiện phong phú và mới mẻ của hình tượng sóng, trong liên hệ, đối sánh với nhân vật trữ tình em.
- Nét tương đồng trong liên hệ đối sánh giữa sóng và em:
+ Sóng là hình ảnh tượng trưng cho một hiện tượng vĩnh cửu cũng như vậy đối với con người cụ thể ở đây là nhân vật trữ tình em thì khát vọng tình yêu cũng là khát vọng muôn đời vĩnh cửu.
+ Hoạt động, trạng thái của con sóng trong tự nhiên cũng giống như cung bặc cảm xúc của người con gái trong tình yêu.
- Nét mới mẻ trong liên hệ giữa sóng và em: Hình ảnh sóng tuy có những nét tương đồng nhưng nếu như sóng nhớ bờ thao thức cả ngày lẫn đêm trong không gian hiện thực thì nỗi nhớ người yêu của người con gái đã vượt ra khỏi hiện thực đi vào trong cả những giấc mơ. Đây chính là điể khác biệt mới mẻ trong liên hệ đối sánh giữa sóng và em.
=> Qua hình tượng sóng bài thơ khắc họa vẻ đẹp tình yêu của người phụ nữ: Tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh luôn luôn thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt qua thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy thấy vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình, cái tôi Xuân Quỳnh chân thành đằm thắm, mãnh liệt và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
3. Đặc sắc nghệ thuật:
- Nhịp điệu độc đáo, giàu sức liên tưởng: thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần, nối khổ linh hoạt
- Giọng điệu tha thiết chân thành, ít nhiều có sự phấp phỏng lo âu.
- Xây dựng hình tượng sóng như một ẩn dụ nghệ thụât về tình yêu của người phụ nữ.
- Kết cấu song hành: sóng và em
III. Kết Bài:
- Qua hình tượng sóng trong bài thơ, ta thấy được vẻ đẹp tình yêu và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu: mãnh liệt, đắm say mà cũng rất trong sáng, cao cả, một tình yêu chung thuỷ mà trọn vẹn nhưng luôn biết gắn chặt với cuộc đời, với mọi người chứ không ích kỉ, cá nhân.
- Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh, một bài thơ xinh xắn, hồn nhiên, trong sáng mà ý nhị, sâu xa.
Phương pháp:
- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về hình tượng sóng trong đoạn thơ trên. Từ đó bình luận ngắn gọn về sự biểu hiện phong phú và mới mẻ của hình tượng sóng, trong liên hệ, đối sánh với nhân vật trữ tình em.
- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
I. Mở bài
- Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
- "Sóng" được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), bài thơ đặc sắc về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người.
- Khái quát luận đề.
II. Thân bài
1. Cảm nhận về hình tượng “sóng” trong đoạn thơ:
* Khát vọng tình yêu muôn thủa (Ôi con sóng ngày xưa…Bồi hồi trong ngực trẻ)
- Nếu như ở khổ 1, sóng được miêu tả trong chiều rộng của không gian thì đến khổ thơ này, sóng lại được miêu tả trong chiều dài của thời gian. Đứng trước biển, Xuân Quỳnh cảm nhận rõ nét cái vĩnh hằng, bất diệt của sóng: Ôi con sóng ngày xưa- Và ngày sau vẫn thế. Giọng thơ cảm thán cùng với những từ chỉ thời gian “ngày xưa, ngày sau, vẫn thế” cho thấy hàng ngàn, hàng triệu năm qua, những con sóng ngoài biển khơi đã, đang và sẽ còn chuyển động.
- Cũng như sóng, “nỗi khát vọng tình yêu” mãi mãi là niềm khao khát cháy bỏng, “bồi hồi” trong trái tim con người, nhất là tuổi trẻ. Bao nhiêu thế kỉ qua, con người đã đến với tình yêu, đã sống mà không thể thiếu tình yêu và sẽ còn yêu chừng nào còn tồn tại. Xuân Quỳnh khẳng định một chân lí: khát vọng tình yêu là vĩnh viễn, nó không chỉ tồn tại trong tâm hồn con người, đặc biệt là tuổi trẻ mà còn khiến người ta trở lại, tái sinh như con sóng biển ào lên rồi lại tan ra hòa nhập vào biển cả mãi mãi. Cũng như còn biển thì còn sóng, còn con người thì tình yêu còn mãi.
* Nhu cầu khám phá, tự nhận thức trong tình yêu. (Trước muôn trùng sóng bể… Khi nào ta yêu nhau)
- Ở khổ thơ này, nhân vật “em” đã trực tiếp xuất hiện, đối diện với muôn trùng sóng biển, với bao la đất trời, em đã nghĩ về biển lớn tình yêu của mình: “Trước muôn ... lên”. Biện pháp điệp từ và điệp cấu trúc câu “em nghĩ về” cùng những câu hỏi dồn dập: “Từ khi nào sóng lên? Gió bắt đầu từ đâu? Khi nào ta yêu nhau?” đã diễn tả sự trăn trở, khắc khoải của em khi nghĩ về tình yêu.
- Khi tình yêu đến, như một lẽ tự nhiên, thường tình, con người luôn có nhu cầu tìm hiểu, cắt nghĩa. Xuân Quỳnh đã mượn sóng để cắt nghĩa tình yêu: “Sóng bắt đầu từ gió. Gió bắt đầu từ đâu?”. Tuy nhiên quy luật của thiên nhiên, đất trời còn có thể lý giải được bằng những tri thức, sự hiểu biết nhưng cội nguồn của tình yêu thì không thể nào định nghĩa được một cách rõ ràng. Bởi lẽ tình yêu thuộc về những cung bậc cảm xúc, nó là những rung động hết sức phong phú của mỗi tâm hồn. Nhà thơ chỉ còn biết thú nhận sự bất lực của mình một cách rất đáng yêu: Em cũng không biết nữa - Khi nào ta yêu nhau. Hai câu thơ có cấu trúc đảo (đáp trước, hỏi sau) đã diễn tả thật thành công sự bối rối và cả niềm hạnh phúc của người phụ nữ khi yêu.
* Nỗi nhớ da diết, cháy bỏng trong tình yêu, gửi gắm khát vọng yêu thương chân thành:
- Khổ năm đọng lại một chữ “nhớ”. Nỗi nhớ gắn với không gian “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, với “bờ”; nó bao trùm cả thời gian “ngày đêm không ngủ được”, và xâm chiếm tâm hồn con người, ngay cả trong vô thức “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Một tiếng “nhớ” mà nói được nhiều điều.
- “Sóng nhớ bờ” là nỗi nhớ vượt qua không gian, “Ngày đêm không ngủ được” là nỗi nhớ vượt qua thời gian. Đó là nỗi nhớ tha thiết khôn nguôi, khắc khoải đến tận cùng.
- Từ nỗi nhớ của sóng đối với bờ, Xuân Quỳnh nói đến nỗi nhớ của em đối với anh:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
- Đây có thể xem là hai câu thơ hay nhất trong bài. Hơn cả sóng, nỗi nhớ của em không chỉ bao trùm không gian, thời gian mà còn ăn sâu vào tiềm thức, vào vô thức.
- Em đã hoá thân vào sóng. Sóng đã hoà nhập vào tâm hồn em để trở nên có linh hồn thao thức.
- Đây là khổ duy nhất trong bài có đến 6 câu thơ, sự phá cách ấy đã góp phần diễn tả sự trào dâng mãnh liệt của nỗi nhớ trong tình yêu.
2. Bình luận về sự biểu hiện phong phú và mới mẻ của hình tượng sóng, trong liên hệ, đối sánh với nhân vật trữ tình em.
- Nét tương đồng trong liên hệ đối sánh giữa sóng và em:
+ Sóng là hình ảnh tượng trưng cho một hiện tượng vĩnh cửu cũng như vậy đối với con người cụ thể ở đây là nhân vật trữ tình em thì khát vọng tình yêu cũng là khát vọng muôn đời vĩnh cửu.
+ Hoạt động, trạng thái của con sóng trong tự nhiên cũng giống như cung bặc cảm xúc của người con gái trong tình yêu.
- Nét mới mẻ trong liên hệ giữa sóng và em: Hình ảnh sóng tuy có những nét tương đồng nhưng nếu như sóng nhớ bờ thao thức cả ngày lẫn đêm trong không gian hiện thực thì nỗi nhớ người yêu của người con gái đã vượt ra khỏi hiện thực đi vào trong cả những giấc mơ. Đây chính là điể khác biệt mới mẻ trong liên hệ đối sánh giữa sóng và em.
=> Qua hình tượng sóng bài thơ khắc họa vẻ đẹp tình yêu của người phụ nữ: Tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh luôn luôn thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt qua thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy thấy vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình, cái tôi Xuân Quỳnh chân thành đằm thắm, mãnh liệt và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
3. Đặc sắc nghệ thuật:
- Nhịp điệu độc đáo, giàu sức liên tưởng: thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần, nối khổ linh hoạt
- Giọng điệu tha thiết chân thành, ít nhiều có sự phấp phỏng lo âu.
- Xây dựng hình tượng sóng như một ẩn dụ nghệ thụât về tình yêu của người phụ nữ.
- Kết cấu song hành: sóng và em
III. Kết Bài:
- Qua hình tượng sóng trong bài thơ, ta thấy được vẻ đẹp tình yêu và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu: mãnh liệt, đắm say mà cũng rất trong sáng, cao cả, một tình yêu chung thuỷ mà trọn vẹn nhưng luôn biết gắn chặt với cuộc đời, với mọi người chứ không ích kỉ, cá nhân.
- Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh, một bài thơ xinh xắn, hồn nhiên, trong sáng mà ý nhị, sâu xa.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Mục tiêu lớn nhất của đời người là sống đúng với tiềm năng của bản thân.
Nhưng chỉ ngồi yên, thì tiềm năng không thể nào trở thành tài năng. Ngôi sao trong ta sẽ lụi tàn theo năm tháng.
Nếu không hành động, thì ta không thể nào có được cuộc sống viên mãn theo khả năng của mình.
Nếu không nỗ lực, thì nhũng tố chất bên trong mỗi người chúng ta không thể nào hé lộ, mãi mãi tiềm ẩn phí hoài.
Nuôi dưỡng ngôi sao trong mình, vun trồng những tiềm năng tố chất. Để một ngày nào đó, tỏa sáng rực rỡ.
Cuộc đời là một bộ phim mà ai cũng phải đóng một vai nào đó.
Vậy sao không tỏa sáng trong vở diễn của mình?
(Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu – Rosie Nguyễn – NXB Hội nhà văn, 2017, tr77)
(NB) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Mục tiêu lớn nhất của đời người là sống đúng với tiềm năng của bản thân.
Nhưng chỉ ngồi yên, thì tiềm năng không thể nào trở thành tài năng. Ngôi sao trong ta sẽ lụi tàn theo năm tháng.
Nếu không hành động, thì ta không thể nào có được cuộc sống viên mãn theo khả năng của mình.
Nếu không nỗ lực, thì nhũng tố chất bên trong mỗi người chúng ta không thể nào hé lộ, mãi mãi tiềm ẩn phí hoài.
Nuôi dưỡng ngôi sao trong mình, vun trồng những tiềm năng tố chất. Để một ngày nào đó, tỏa sáng rực rỡ.
Cuộc đời là một bộ phim mà ai cũng phải đóng một vai nào đó.
Vậy sao không tỏa sáng trong vở diễn của mình?
(Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu – Rosie Nguyễn – NXB Hội nhà văn, 2017, tr77)
(NB) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2:
II. LÀM VĂN
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Mục tiêu lớn nhất của đời người là sống đúng với tiềm năng của bản thân.
Câu 4:
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: Cuộc đời là một bộ phim mà ai cũng phải đóng một vai nào đó.
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: Cuộc đời là một bộ phim mà ai cũng phải đóng một vai nào đó.