Câu hỏi:

10/07/2024 112

Ở một loài thực vật, khi tế bào của một cây mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội thuộc loài này giảm phân xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng đã tạo ra tối đa 1024 loại giao tử. Quan sát một tế bào (gọi là tế bào X) của một cây khác (gọi là cây Y) thuộc loài nói trên đang thực hiện quá trình phân bào, người ta xác định trong tế bào (X) có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực tế bào. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào X diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Tế bào lưỡng bội bình thường của loài nói trên có 16 nhiễm sắc thể.

(2) Tế bào (X) có thể đang ở kì sau của quá trình nguyên phân.

(3) Cây (Y) có thể thuộc thể một nhiễm.

          (4) Kết thúc quá trình phân bào của tế bào (X) có thể tạo ra hai nhóm tế bào con có bộ nhiễm sắc thể khác nhau.

A. 1.

B. 2.

Đáp án chính xác

C. 3.

D. 4.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án B

(1) Đúng. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là 2n.

→ Có n cặp nhiễm sắc thể, trong đó:

+ (n-2) cặp nhiễm sắc thể giảm phân không xảy ra trao đổi chéo tạo ra 2n-2 loại giao tử.

+ 2 cặp nhiễm sắc thể giảm phân xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất tạo ra 42 = 16 loại giao tử.

Cây trên tạo ra tối đa 1024 loại giao tử  

(2) Sai. Tế bào X đang thực hiện quá trình phân bào có 14 nhiễm sắc thể đơn (2n-2) chia thành 2 nhóm đều nhau mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào.

→ sau khi kết thúc sẽ tạo ra 2 tế bào, mỗi tế bào chứa 7 nhiễm sắc thể (n-1).

→ Tế bào X đang ở kì sau của giảm phân II.

(3) Đúng. Tế bào X là tế bào thực hiện giảm phân II được sinh ra từ giảm phân I cùng một tế bào khác nữa (gọi là tế bào A).

Cây (Y) có thể mang bộ nhiễm sắc thể  2n = 15 (dạng một nhiễm); sau giảm phân I, tế bào A nhận được 8 nhiễm sắc thể kép và tế bào X nhận được 7 nhiễm sắc thể kép.

(4) Sai. Kết thúc quá trình giảm phân, tế bào X mang 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau mỗi nhóm đang phân li về một cực tế bào → tạo ra 2 giao tử giống nhau, mỗi giao tử mang 7 nhiễm sắc thể.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Khi quan sát quá trình phân bào của các tế bào (2n) thuộc cùng một mô ở một loài sinh vật, một học sinh vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như sau:

Cho các phát biểu sau:

(1) Quá trình phân bào của các tế bào này là quá trình nguyên phân.

(2) Bộ NST lưỡng bội của loài trên là 2n = 8.

(3) Ở giai đoạn (b), tế bào có 8 phân tử ADN thuộc 4 cặp nhiễm sắc thể.

(4) Các tế bào được quan sát là tế bào của động vật.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án » 22/07/2024 255

Câu 2:

Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaXBXB giảm phân bình thường sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử?

Xem đáp án » 06/07/2024 196

Câu 3:

Ở một loài thực vật, alen A quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài; alen B quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt trắng. Hai cặp alen A, a và B, b phân li độc lập nhau. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được (F1) 63% hạt tròn, đỏ; 21% hạt tròn, trắng; 12% hạt dài, đỏ; 4% hạt dài, trắng. Biết quần thể không chịu sự tác động của nhân tố tiến hóa, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc môi trường. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Trong tổng số hạt tròn, đỏ thu được ở thế hệ F1, các hạt có kiểu gen thuần chủng chiếm tỉ lệ 17 .

(2) Ở F1, các hạt dài, đỏ có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 0,08.

(3) Cho các cây nảy mầm từ hạt tròn, trắng F1 giao phấn ngẫu nhiên với các cây nảy mầm từ hạt tròn, đỏ F1 thu được F2 gồm các hạt có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 118147  .

(4) Ở F1, các hạt có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 0,74.

Xem đáp án » 20/07/2024 171

Câu 4:

Túi khí là cấu trúc có trong hệ hô hấp của nhóm động vật nào?

Xem đáp án » 05/07/2024 132

Câu 5:

Hướng tiếp xúc có ở loài cây nào dưới đây?

Xem đáp án » 05/07/2024 132

Câu 6:

Cho các phát biểu sau về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Hiện tượng liền rễ ở một số cây sống gần nhau là ví dụ điển hình về kí sinh cùng loài.

(2) Quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau.

(3) Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là một ví dụ về hỗ trợ cùng loài.

(4) Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông kiếm ăn riêng lẽ là ví dụ về hỗ trợ cùng loài.

Xem đáp án » 20/07/2024 132

Câu 7:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?

(1) Trong một lưới thức ăn, mỗi sinh vật tiêu thụ có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.

(2) Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.

(3) Quần xã càng đa dạng về thành phần loài, thì lưới thức ăn càng đơn giản.

(4) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài chỉ tham gia vào một mắc xích nhất định.

Xem đáp án » 20/07/2024 131

Câu 8:

Quần thể nào dưới đây có thành phần kiểu gen cân bằng di truyền?

Xem đáp án » 20/07/2024 130

Câu 9:

Cho các nhân tố sau:

(1) Biến động di truyền.                                 (2) Đột biến.

(3) Giao phối không ngẫu nhiên.                             (4) Giao phối ngẫu nhiên.

Có bao nhiêu nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể?

Xem đáp án » 19/07/2024 126

Câu 10:

Tác nhân hóa học như 5-Brom uraxin là đồng đẳng của timin gây ra đột biến

Xem đáp án » 09/01/2025 124

Câu 11:

Trong quá trình phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, hóa thạch sinh vật nhân sơ cổ nhất được tìm thấy có niên đại thuộc đại địa chất nào sau đây?

Xem đáp án » 05/07/2024 121

Câu 12:

Thành phần nào dưới đây không thể thiếu trong cấu tạo của một enzim?

Xem đáp án » 18/07/2024 118

Câu 13:

Kỹ thuật di truyền là

Xem đáp án » 10/07/2024 117

Câu 14:

Sự đóng/mở chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?

Xem đáp án » 06/07/2024 116

Câu 15:

Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao do

Xem đáp án » 22/07/2024 116

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »