Câu hỏi:
20/07/2024 109Ở một loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng; alen B qui định hoa đơn trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa kép; alen D qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen d qui định thân thấp (gen nằm trên NST thường, hai cặp alen A, a và B, b thuộc cùng một nhóm gen liên kết, cặp alen D, d thuộc một nhóm gen liên kết khác). Khi cho lai hai cây dị hợp về cả ba cặp gen, tỉ lệ cây hoa đỏ, kép, thân thấp ở đời sau là 5,25%. Biết rằng mọi diễn biến trong quá trình giảm phân ở cây bố, mẹ là như nhau, tỉ lệ cây mang toàn tính trạng trội ở đời con là bao nhiêu?
A. 38,75%
B. 42,5%
C. 36,5%
D. 40,5%
Trả lời:
Chọn đáp án D
Giải thích:
Trong trường hợp các gen trội lặn hoàn toàn, mỗi gen qui định một tính trạng thì khi cho lai hai cơ thể dị hợp về hai cặp gen, nếu gọi x là tỉ lệ cây mang kiểu hình lặn - lặn ở đời con thì tỉ lệ cây mang kiểu hình trội - trội là: 50% + x; tỉ lệ cây mang kiểu hình trội – lặn hoặc lặn - trội là : 25% - x. Khi cho lai hai cây dị hợp về cả ba cặp gen, tỉ lệ cây hoa đỏ, kép, thân thấp ở đời con là 5,25% à % hoa đỏ, kép ở đời con là : 5,25% : 25% (dd) = 21% à Tỉ lệ hoa đỏ, đơn ở đời con là : 50% + (25% - 21%) = 54% à Tỉ lệ cây mang toàn tính trạng trội (hoa đỏ, đơn, thân cao) ở đời con là: 54%.75% (D-) = 40,5%.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở mạch gốc của vùng mã hóa trên gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:
Alen A (alen ban đầu) Mạch gốc: 3’…TAX TTX AAA XXG XXX…5’ |
Alen A1 (alen đột biến) Mạch gốc: 3’…TAX TTX AAA XXA XXX…5’ |
Alen A2 (alen đột biến) Mạch gốc: 3’…TAX ATX AAA XXG XXX…5’ |
Alen A3 (alen đột biến) Mạch gốc: 3’…TAX TTX AAA TXG XXX…5’ |
Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’ quy định Met; 5’AAG3’ quy định Lys; 5’UUU3’ quy định Phe; 5’GGX3’; GGG và 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AGX3’ quy định Ser. Phân tích các dữ liệu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi pôlipeptit do alen A1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.
II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A2 và alen A3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu.
IV. Alen A3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.
Câu 2:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng thân thấp, alen B quy định tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định tính trạng hoa trắng. Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 42,84% thân cao, hoa đỏ: 41,16% thân cao, hoa trắng: 8,16% thân thấp, hoa đỏ: 7,84% thân thấp, hoa trắng. Biết quần thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa, các gen quy định các tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai?
I. Các cây thân cao, hoa đỏ có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 20,16%.
II. Các cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 11,08%.
III. Cho các cây thân cao, hoa đỏ trong quần thể giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì đời con thu được kiểu hình gồm 10800 cây thân cao, hoa đỏ: 2205 cây thân cao, hoa trắng: 960 cây thân thấp, hoa đỏ: 196 cây thân thấp, hoa trắng.
IV. Cho các cây thân cao, hoa trắng giao phấn ngẫu nhiên với các cây thân thấp, hoa đỏ thu được các cây có kiểu gen dị hợp ở đời con chiếm tỉ lệ 25/49.
Câu 3:
Mỗi gen mã hóa protein điển hình có 3 vùng trình tự nucleotit. Vùng trình tự nucleotit nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen có chức năng:
Câu 4:
Để thu được tổng năng lượng tối đa, trong chăn nuôi người ta thường nuôi những loài nào?
Câu 5:
Ở thực vật, trong 4 miền ánh sáng sau đây, cường độ quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng nào?
Câu 7:
Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AaBb, có một số tế bào xảy ra sự không phân li của tất cả các cặp NST ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, tạo ra các giao tử đột biến. Nếu giao tử đột biến này kết hợp với giao tử Ab thì tạo thành hợp tử có kiểu gen nào sau đây?
Câu 8:
Giả sử ở thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen là 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa. Biết rằng alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 9:
Hai gen cùng nằm trên 1 NST, gen trội là trội hoàn toàn, kiểu gen nào sau đây quy định kiểu hình trội về hai tính trạng
Câu 10:
Cho biết trong quá trình giảm phân của c ơ thể đực có mộ t số t ế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong GPI, giảm phân II diễn ra bình thường, các t ế bào khác giả m phân bình thường. Trong quá trình GP của cơ thể cái có một số cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong GPII, giảm phân I diễn ra bình thường, các t ế bào khác giảm phân bình thường. Ở đờ i con của phép lai đ ực AaBbDd x cái AaBbDd sẽ có tối đa bao nhiêu lo ại KG đột biến lệch bội về cả 2 cặp NST nói trên?
Câu 13:
Ở người, gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định tính trạng máu khó đông, gen trội tương ứng A qui định tính trạng máu đông bình thường. Một cặp vợ chồng máu đông bình thường sinh con trai mắ c bệnh máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng trên là:
Câu 14:
Phả hệ ở hình bên mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người:
Bệnh P do một trong hai alen của một gen quy định nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh M do một trong hai alen của một gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
II. Xác định được chính xác kiểu gen của 9 người trong phả hệ.
III. Người số (7) luôn có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.
IV. Xác suất sinh con thứ nhất là con trai chỉ bị bệnh P của cặp 13-14 là 1/6.
Câu 15:
Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà cách tạo giống thông thường không thể tạo được?