Câu hỏi:
20/07/2024 170Ở một loài động vật, khi lai hai cơ thể đực mắt đỏ với cái mắt trắng, thu được F1 cái toàn mắt đỏ và đực toàn mắt hồng. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3/8 mắt đỏ : 4/8 mắt hồng : 1/8 mắt trắng. Kết luận được rút ra từ kết quả của phép lai trên là cặp NST giới tính của loài này là
A. Cái XX, đực XY và màu mắt do 1 gen cỏ 2 alen trội lặn không hoàn toàn nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y quy định
B. Cái XY, đực XX và màu mắt do 1 gen nằm trên NST giới tính X và một gen nằm trên NST thường tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung quy định
C. Cái XX, đực XY và màu mắt do 1 gen nằm trên NST giới tính X và một gen nằm trên NST thường tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung quy định
D. Cái XY, đực XX và màu mắt do 1 gen có 2 alen trội lặn không hoàn toàn nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y quy định
Trả lời:
Chọn C
Phép lai 1 cặp tính trạng cho ra 3 loại kiểu hình với tỉ lệ 3 : 4 : 1 => Tính trạng do 2 gen cùng tác động quy định.
Tỉ lệ phân li kiểu hình không đều ở 2 giới => Do gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y quy định.
Vậy sẽ có 1 gen nằm trên NST giới tính, 1 gen nằm trên NST thường quy định.
3/8 = 1/2 x 3/4 => Tính trạng mắt đỏ sẽ là A_B_ sinh ra do phép lai AaBb x (Aabb hoặc aaBb)
1/8 = 1/2 x 1/4 => Tính trạng mắt trắng là aabb.
Các kiểu gen còn lại quy định mắt hồng => Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung kiểu 9:6:1.
Phép lai cơ thể đực mắt đỏ (A_B_) với cái mắt trắng (aabb) tạo ra F1 cái toàn A_B_; đực toàn A_bb (hoặc aaB_) => Con đực XY, cái XX.
Phép lai P: AAXBY x aaXbXb.
F1: AaXBXb : AaXbY.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho 1 mạch ADN có trình tự 5’ AGG GGT TXX TTX 3’ Trình tự trên mạch bổ sung là
Câu 2:
Cho các phát biểu sau:
I. Trên ADN, vì A = A1 + A2 nên % A = %A1 + %A2
II. Việc lắp ghép các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung trong quá trình nhân đôi đảm bảo cho thông tin di truyền được sao lại một cách chính xác.
III. Sự bổ sung diễn ra giữa một bazơ nitơ bé và một bazơ nitơ lớn.
IV. Trong mỗi phân tử ADN số cặp (A - T) luôn bằng số cặp (G - X).
Số phát biểu có nội dung đúng là
Câu 3:
Cho các dữ kiện sau:
I. Là biến đổi kiểu hình của cùng kiểu gen
II. Tập hợp các kiểu hình khác nhau của cùng 1 kiểu gen
III. Giúp cơ thể phản ứng linh hoạt với môi trường
IV. Người ta tạo ra những cơ thể có kiểu gen giống nhau và nuôi trong môi trường khác nhau để xác định mức phản ứng.
Có bao nhiêu dữ kiện đúng khi nói về mức phản ứng
Câu 4:
Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; gen D quy định vỏ hạt vàng trội hoàn toàn so với alen d quy định vỏ hạt xanh.Các gen này phân li độc lập với nhau. Cho cây cao, hoa đỏ, vỏ hạt vàng có kiểu gen dị hợp cả 3 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng, vỏ hạt vàng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ, vỏ hạt xanh ở F1 cho giao phấn với nhau được F2. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện kiểu hình cây cao, hoa đỏ, vỏ hạt xanh ở F2
Câu 5:
Nuôi 6 vi khuẩn (mỗi vi khuẩn chỉ chứa một ADN và ADN được cấu tạo các nu có N15) vào môi trường nuôi chỉ có N14 sau một thời gian nuôi cấy người ta thu lấy toàn bộ các vi khuẩn, phá màng tế bào của chúng và thu lấy các phân tử ADN (quá trình phá màng tế bào khống làm đứt gãy các phân tử ADN) trong các phân tử ADN này, loại ADN có N15 chiếm tỉ lệ 6,25%. Số lượng vi khuẩn đã bị phá màng tế bào là
Câu 7:
Khi xảy ra đột biến mất một cặp nucleotit thì chiều dài của gen giảm đi bao nhiêu?
Câu 8:
Một gen nhân đôi một số lần, tổng số mạch đơn chứa trong các gen con nhiều gấp 16 lần số mạch đơn có trong gen lúc đầu. Số lần gen đã nhân đôi là
Câu 9:
Khi nói về quá trình trao đổi khoáng của cây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Quá trình hút khoáng luôn cần có ATP.
II. Rễ cây chỉ hấp thụ khoáng dưới dạng các ion hòa tan trong nước.
III. Mạch rây vận chuyển dòng ion khoáng còn mạch gỗ vận chuyển dòng nước.
IV. Qúa trình hút khoáng không phụ thuộc vào quá trình hút nước của rễ cây.
Câu 14:
Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh; B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn, hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Phép lai không làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn là
Câu 15:
Ở loài tắc kè, màu sắc cơ thể có thể theo màu của môi trường sống. Đó là do