Câu hỏi:
20/07/2024 139Ở chim, chiều dài lông và dạng lông do hai cặp alen (A, a, B, b) trội lặn hoàn toàn quy định. Cho P thuần chủng có lông dài, xoăn lai với lông ngắn, thẳng, đời F1 thu được toàn lông dài, xoăn. Cho chim trống F1 lai với chim mái chưa biết kiểu gen, chim mái ở đời F2 xuất hiện kiểu hình: 20 chim lông dài, xoăn: 20 chim lông ngắn, thẳng : 5 chim lông dài thẳng : 5 chim lông ngắn, xoăn. Tất cả chim trống của F2 đều có lông dài, xoăn. Biết một gen quy định một tính trạng và không có tổ hợp gen gây chết. Kiểu gen của chim mái lai với F1 và tần số hoán vị gen của chim trống F1 lần lượt là
A. XABY, f=20%
B. XabY, f=25%
C. AaXBY, f=10%
D. XABYab, f=5%
Trả lời:
Chọn đáp án A.
Ở chim, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX; con cái có cặp nhiễm sắc thể XY.
Khi cho P thuần chủng lai với nhau, F1 thu được 100% kiểu hình lông dài, xoăn nên tính trạng lông dài, xoăn là trội so với lông ngắn, thẳng.
Kiểu hình ở F2 có sự phân tính không đều ở 2 giới về cả 2 cặp tính trạng, nên cả 2 gen đều di truyền liên kết với NST giới tính X, không có gen trên Y.
Vì 100% chim trống F2 đều có kiểu hình trội 2 tính trạng (dài, xoăn) → kiểu gen của chim mái lai với trống F1 là XABY
Chim mái (XY) ở F2 có tỉ lệ kiểu hình (chỉ xét riêng chim mái): 40% dài, xoăn 40% ngắn, thẳng 10% dài, thẳng 10% ngắn, xoăn.
Mà chim mái F2 đều nhận giao tử Y từ chim mái (XY) lai với trống F1, nên tỉ lệ giao tử sau giảm phân của chim trống (XX) ở F1 sẽ là: 0,4XAB; 0,4Xab; 0,1XAb; 0,1XaB.
→ Kiểu gen của chim trống F1 là: XABXab, f=20%.
Vậy, tần số hoán vị gen của chim trống F1 là 20% và kiểu gen của chim mái lai với F1 là XABY.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?
Câu 3:
Phương pháp chọn giống nào sau đây thường áp dụng cho cả động vật và thực vật?
Câu 4:
Một loài động vật, biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Phép lai P: AaBbDdEe×AabbDdee, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có 36 loại kiểu gen.
II. Ở F1, loại cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 4 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/64
III. Ở F1, loại kiểu hình có 1 tính tạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 1/8
IV. Ở F1 loại kiểu hình có 3 tính tạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 3/8
Câu 5:
Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen giữa các gen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử được tạo ra từ cơ thể này là?
Câu 6:
Ở một loài thực vật, gen A quy định cây cao, gen a – cây thấp; gen B quy định quả đỏ, gen b – quả trắng. Các gen di truyền độc lập và không có đột biến xảy ra. Đời con của phép lai (P) có kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm tỉ lệ 1/16 Kiểu gen của các cây bố mẹ (P) là:
Câu 7:
Ở một loài động vật, xét 4 cặp gen (A,a), (B,b), (D,d), (E,e). Trong đó các alen a,b,D,e là các alen đột biến. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được coi là thể đột biến?
Câu 8:
Các sản phẩm của pha sáng được dùng trong pha tối của quang hợp là?
Câu 9:
Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là không đúng?
Câu 10:
Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:
I. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
II. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị cho quá trình tiến hóa.
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể sau một thế hệ.
IV. Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Có bao nhiêu thông tin đúng với vai trò của nhân tố tiến hóa chọn lọc tự nhiên?
Câu 11:
Có 4 loài động vật cùng bậc phân loại, gần nhau về nguồn gốc, phân bố tại các vị trí xác định như sau: Loài I sống ở vùng trung lưu sông. Loài II sống ở cửa sông. Loài III sống ở vùng nước khơi ở độ sâu 50m. Loài IV sống ở vùng nước khơi ở độ sâu 5000m. Trong 4 loài trên, loài nào là loài hẹp muối nhất?
Câu 12:
Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh cùng loài giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Trong cùng một quần thể, sự cạnh tranh diễn ra thường xuyên giữa các cá thể để cạnh tranh về thức ăn, nơi sinh sản.
II. Sự cạnh tranh xảy ra gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau.
III. Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của các cá thể trong quần thể.
IV. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Câu 13:
Khi nói về quy luật tác động của các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái.
II. Với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái, các loài đều phản ứng như nhau.
III. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái thúc đẩy lẫn nhau.
IV. Với cùng một nhân tố sinh thái, ở các giai đoạn phát triển khác nhau thì sinh vật có phản ứng khác nhau.
Câu 14:
Phả hệ ở hình bên dưới mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người:
Bệnh P do một trong hai alen của một gen quy định; bệnh M do một trong hai alen của một gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
II. Xác định được chính xác kiểu gen của 9 người trong phả hệ.
III. Xác suất sinh con thứ nhất là con trai chỉ bị bệnh P của cặp 13-14 là 1/6.
IV. Người số (7) luôn có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.