Câu hỏi:
20/07/2024 120Nội dung nào sau đây là sai?
I. Ở hầu hết động vật, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể
II. Càng xa tim huyết áp càng tăng, tốc độ máu chảy càng lớn
III. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm
IV. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, cực tiểu lúc tim dãn
A. I, II
B. III, IV
C. II
D. I
Trả lời:
Đáp án C
I. Nhịp tim là số chu kì tim trong một phút. Động vật có kích thước càng lớn thì vòng tuần hoàn - đường đi của máu đến các cơ quan càng dài → thời gian để hoàn thành một chu kì tim lớn → nhịp tim nhỏ. Ở động vật có kích thước nhỏ thì ngược lại. → Ở hầu hết động vật, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.
II.
– Hệ mạch xa tim dần theo thứ tự: động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.
– Càng xa tim, áp lực của máu tác động lên thành mạch máu càng giảm → huyết áp càng giảm.
– Trong hệ mạch, tổng tiết diện của mạch lớn nhất là mao mạch → tĩnh mạch → động mạch. Do mặc dù tiết diện của một mao mạch nhỏ hơn động mạch và tĩnh mạch nhưng số lượng mao mạch rất lớn đẻ đảm bảo tiếp xúc với tất cả tb trong cơ thể, các động mạch và tĩnh mạch tương ứng có tiết diện tương đương nhau nhưng song song với một động mạch thì có 2 tĩnh mạch đi về nên tổng tiết diện của tĩnh mạch lớn hơn động mạch. Tốc độ máu trong mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện: nhanh nhất ở động mạch (gần tim nhất) → tĩnh mạch (xa tim nhất)→ mm.
III. Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch máu. Khi tim đập nhanh và mạnh thì lượng máu tống vào thành mạch máu nhiều và dồn dập → lực tác động lên thành mạch máu lớn → huyết áp cao. Khi tim đập chậm và yếu thì lượng máu tống vào thành mạch máu ít và từ từ → lực tác động lên thành mạch máu nhỏ → huyết áp thấp.
IV. Trong chu kì tim, khi tim co thì lượng máu tống vào thành mạch máu nhiều → lực tác động lên thành mạch máu lớn → Huyết áp cực đại (huyết áp tâm thu). Khi tim dãn thì lượng máu tống vào thành mạch máu ít → lực tác động lên thành mạch máu nhỏ → Huyết áp cực tiểu (huyết áp tâm trương)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp thì loài nào sau đây có thể dễ dàng xác định nhất?
Câu 2:
Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen, mỗi gen có 2 alen; trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét một gen có 2 alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và một gen có 3 alen nằm trên vùng tương đồng của cặp NST giới tính XY. Nếu giả sử tất cả các kiểu gen đều có sức sống như nhau, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Số loại giao tử bình thường khi tối đa trong quần thể là 576.
(2) Số kiểu gen bình thường tối đa trong quần thể là 39000.
(3) Số kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp gen tối đa của giới cái là 54.
(4) Số kiểu gen tối đa của dạng đột biến thể một trong quần thể là 55800
Câu 3:
Ở một quần thể có cấu trúc di truyền ở thế hệ P của một loài ngẫu phối là 0,3AA: 0,6Aa: 0,1 aa = 1. Nếu biết rằng sức sống của giao tử mang alen A gấp đôi giao tử mang alen a và sức sống của các hợp tử với các kiểu gen tương ứng là: AA (100%), Aa (75%), aa (50%). Nếu alen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp thì tỉ lệ cây thân thấp thu được ở F1 là:
Câu 4:
Do nguyên nhân nào nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm?
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây về tuổi và cấu trúc tuổi của quần thể là không đúng?
Câu 8:
Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là
Câu 10:
Loài người có cột sống cong chữ S và dáng đứng thẳng là nhờ quá trình nào?
Câu 11:
Trong nhánh tiến hóa hình thành nên người hiện đại, những dạng người nào sau đây đã có đời sống văn hóa:
(1) Homo erectus. (2) Homo habilis. (3) Homo neanderthalensis. (4) Homo sapiens.
Câu 13:
Có bao nhiêu đặc điểm trong các đặc điểm sau chỉ có ở thể đột biến đảo đoạn NST mà không có ở thể đột biến chuyển đoạn tương hỗ?
(1) Không làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào của thể đột biến.
(2) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
(3) Thường ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến.
(4) Không làm thay đổi hình thái NST.
(5) Không làm thay đổi thành phần gen trên NST
Câu 15:
Xét các dạng đột biến sau:
(1) Mất đoạn NST. (2) Lặp đoạn NST. (3) Chuyển đoạn không tương hỗ.
(4) Đảo đoạn NST. (5) Thể một.
Có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay số lượng alen của cùng một gen trong tế bào?