Câu hỏi:
15/07/2024 448Nội dung nào sau đây không nằm trong diễn biến của Chiến tranh lạnh?
A. Các cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Nam Á.
B. Xung đột ở Trung Cận Đông.
C. Xung đột trực tiếp giữa hai siêu cường.
D. Cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Xung đột ở Trung Cận Đông, các cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Nam Á, cuộc chiến tranh Triều Tiên đều là những diễn tiến của cuộc Chiến tranh lạnh. Xung đột trực tiếp giữa hai siêu cường không nằm trong diễn tiến của cuộc chiến tranh vì trên thực tế Mĩ và Liên Xô chưa bao giờ xung đột vũ trang trực tiếp.
C đúng
- A sai vì chúng là chiến trường để hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do Mỹ và Liên Xô dẫn đầu, cạnh tranh ảnh hưởng và lan rộng hệ tư tưởng của mình thông qua các cuộc xung đột ủy nhiệm.
- B sai vì khu vực này trở thành điểm nóng nơi Mỹ và Liên Xô tranh giành ảnh hưởng, hỗ trợ các bên đối lập trong các cuộc xung đột để mở rộng quyền lực và hệ tư tưởng của mình.
- D sai vì đó là cuộc xung đột ủy nhiệm giữa Bắc Triều Tiên do Liên Xô và Trung Quốc hỗ trợ và Nam Triều Tiên do Mỹ và đồng minh hỗ trợ, biểu hiện rõ ràng của sự đối đầu giữa hai khối.
*) Sự kiện khởi đầu chiến tranh lạnh
- Thông điệp của tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12/3/1947. Trong đó, Tổng thống Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ và đề nghị viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô.
*) Biểu hiện của sự đối đầu Đông – Tây
* Đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa hai siêu cường Xô – Mĩ.
- Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
- Mỹ: Chủ trương chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, mưu đồ làm bá chủ toàn cầu.
* Đối lập về kinh tế - chính trị giữa các nước Đông Âu - Tây Âu.
- Tháng 6/1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Macsan” nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh kinh tế - chính trị nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
⇒ Ở Châu Âu xuất hiện sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa hai khối nước: Tây Âu – tư bản chủ nghĩa và Đông Âu – xã hội chủ nghĩa.
* Đối lập về quân sự giữa các nước Đông Âu – Tây Âu.
- Tháng 4/1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va, đây là một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
⇒ Sự ra đời của NATO và khối Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe.
⇒ Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự thế giới đang dần hình thành theo hướng
Câu 2:
Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, chính sách nào sau đây của Mĩ và chính quyền Sài Gòn được nâng lên thành "quốc sách"?
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây nêu rõ hạn chế về xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh?
Câu 6:
Tại sao trong hai giai đoạn: 1945 – 1960 và từ 1960 trở đi, các nước sáng lập ASEAN lại có sự khác biệt về phát triển kinh tế?
Câu 7:
Cuộc hành quân mang tên "Ánh sáng sao" nhằm thí điểm cho "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ diễn ra ở đâu?
Câu 8:
Bước sang năm 1950, điều gì khiến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ngày càng trở nên khó khăn hơn?
Câu 9:
So với phong trào (1930 -1931), lực lượng tham gia cách mạng thời kì 1936 -1939 có thêm
Câu 10:
Thời kì " Phi thực dân hóa" trên phạm vi toàn thế giới được đánh dấu bằng việc:
Câu 12:
Điểm chung của phong trào yêu nước do tư sản và tiểu tư sản Việt Nam thực hiện từ 1919 - 1925 là gì?
Câu 14:
Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân Đảng thay đổi chiến lược từ hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc để chống Pháp sang hòa hoãn với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc và tay sai ?
Câu 15:
Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 -1931 vì