Câu hỏi:

17/09/2024 113

Nội dung nào dưới đây nêu rõ hạn chế về xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh?

A. Chỉ chú trọng một phương pháp bạo động.

B. Không nhận thấy sức mạnh to lớn của công nhân.

C. Không nhận rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc.

Đáp án chính xác

D. Không chủ trương xóa bỏ chế độ quân chủ.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : C

- Nội dung,nêu rõ hạn chế về xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là Không nhận rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc.

Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều có xu hướng dựa vào các nước đế quốc để cứu nước, Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản, Phan Châu Trinh lại muốn dựa vào Pháp. Tuy nhiên, đó đều là các nước đế quốc chúng sẽ không bao giờ giúp đỡ "không công" cho bất kì nước nào mà thực ra chỉ lợi dụng để thực hiện những âm mưu khống chế, lợi dụng các nước nhỏ. Không nhận thức được điểm này nên con đường cứu nước của hai cụ đều thất bại.

-Các nội dung khác,không phải là hạn chế về xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

→ C đúng .A,B,D sai.

* Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt ở nước ngoài

a. Hoạt động của Phan Bội Châu

- Cuối năm 1917, Phan Bội Châu được thực dân Pháp trả tự do.

- Phan Bội Châu tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười.

- Giữ lúc chưa thể thay đổi được tình hình, phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam có nhiều chuyển biến mới, tháng 6/1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt, đưa về Huế an trí.

b. Hoạt động cuả Phan Châu Trinh.

- Năm 1922, vua Khải Định sang Pháp dự cuộc triển lãm thuộc địa

⇒ Phan Châu Trinh viết Thất điều thư, vạch ra 7 tội đáng chém của vua.

- Tổ chức diễn thuyết, lên án chế độ quân chủ và quan trường ở Việt Nam.

- Tiếp tục hô hào “khai dân chí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.

- Tháng 6/1925, Phan Châu Trinh về nước, tiếp tục truyền bá, đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền,...

c. Hoạt động của một số người Việt ở nước ngoài

- 1925, Việt kiều tại Pháp thành lập tổ chức “Hội những người lao động trí óc Đông Dương”.

- 1923, tổ chức Tâm tâm xã được thành lập tại Quảng Châu (Trung Quốc). Ngày 19/6/1924, Phạm Hồng Thái tổ chức ám sát toàn quyền Pháp tại Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc).

2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản, công nhân

a. Hoạt động của tư sản

- Năm 1919, tổ chức tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt dùng hàng Việt Nam.

- Năm 1923, đấu tranh chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp.

- Thành lập các tổ chức chính trị nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh:

+ Đảng Lập hiến (do Bùi Quang Chiêu đứng đầu)

+ Nhóm Nam Phong (Phạm Quỳnh đứng đầu), nhóm Trung Bắc tân văn (Nguyễn Văn Vĩnh đứng đầu).

- Sử dụng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ nhằm tập hợp lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng để làm áp lực đối với Pháp.

Nhận xét: Các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản còn nặng về mục tiêu kinh tế; Thái độ đấu tranh không kiên định, dễ đi đến thỏa hiệp khi thực dân Pháp nhượng bộ quyền lợi.

b. Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản:

- Thành lập các tổ chức chính trị để tập hợp lực lượng đấu tranh: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng Thanh niên,...

- Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ như: Cường học thư xã, Nam đồng thư xã, Quan hải tùng thư;

- Xuất bản nhiều tờ báo tuyên truyền những tư tưởng tiến bộ như: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê..

- Một số hoạt động đấu tranh khác:

+ Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu (1925).

+ Lễ truy điệu, để tang cụ Phan Châu Trinh (1926),...

Nhận xét: diễn ra sôi nổi nhưng bồng bột nhất thời, dễ bị tan vỡ khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc được nhượng bộ.

c. Phong trào công nhân.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân Việt Nam phát triển lên một bước cao hơn:

- Hình thức đấu tranh chuyển từ đập phá máy móc, đốt công xưởng,... sang bãi công.

- Xuất hiện một số tổ chức chính trị đầu tiên của giai cấp vô sản, như: Công hội (1920), Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông (1921),...

- Tháng 8/1925, cuộc bãi công của công nhân Ba Son giành thắng lợi. => Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân – công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Thời kì " Phi thực dân hóa" trên phạm vi toàn thế giới được đánh dấu bằng việc:

Xem đáp án » 05/10/2024 657

Câu 2:

Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, chính sách nào sau đây của Mĩ và chính quyền Sài Gòn được nâng lên thành "quốc sách"?

Xem đáp án » 07/07/2024 230

Câu 3:

Giai cấp công nhân Việt Nam chịu ba tầng áp bức bóc lột của

Xem đáp án » 23/07/2024 198

Câu 4:

Pháp dựa vào cớ gì để đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai?

Xem đáp án » 22/07/2024 173

Câu 5:

Ngày 10/10/1954, sự kiện quan trọng nào đã xảy ra ? 

Xem đáp án » 07/07/2024 172

Câu 6:

Vào năm 1946, việc bầu Hội đồng nhân dân các cấp ở Bắc Bộ và Trung Bộ được tiến hành theo nguyên tắc

Xem đáp án » 07/07/2024 165

Câu 7:

Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô Viết là gì?

Xem đáp án » 12/07/2024 152

Câu 8:

Đâu không phải là khó khăn của miền Nam Việt Nam sau năm 1975?

Xem đáp án » 17/07/2024 142

Câu 9:

Điểm chung của phong trào yêu nước do tư sản và tiểu tư sản Việt Nam thực hiện từ 1919 - 1925 là gì?

Xem đáp án » 19/07/2024 135

Câu 10:

Cuộc hành quân mang tên "Ánh sáng sao" nhằm thí điểm cho "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ diễn ra ở đâu?

Xem đáp án » 10/07/2024 130

Câu 11:

Nội dung nào dưới đây là điểm giống nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)? 

Xem đáp án » 12/07/2024 130

Câu 12:

Từ năm 1951 đến 1952, về chính trị có sự kiện gì quan trọng nhất?

Xem đáp án » 07/07/2024 129

Câu 13:

Sắp xếp thứ tự đúng về thời gian diễn ra các chiến lược chiến tranh mà Mĩ đã triển khai trong quá trình xâm lược Việt Nam.

1. Việt Nam hóa chiến tranh.

2. Chiến tranh cục bộ.

3. Chiến tranh đặc biệt.

4. Chiến tranh một phía.

Xem đáp án » 22/07/2024 128

Câu 14:

Đâu là điều kiện quốc tế thuận lợi để ta tiến hành chiến đấu và chiến thắng trong chiến lược Chiến tranh cục bộ?

Xem đáp án » 09/07/2024 126

Câu 15:

So với thời kì 1930- 1931, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thời kì 1936- 1939 có điểm khác nào dưới đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 123

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »