Câu hỏi:
04/09/2024 2,781Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu?
A. Giá cả, thu nhập, sở thích, tâm lý.
B. Thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán.
C. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu.
D. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán.
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu là : Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán.
Có rất nhiều yếu tố trong nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến cầu.Giá cả hàng hóa và dịch vụ, thu nhập của người tiêu dùng, dân số, chính sách của Chính phủ, kỳ vọng của thị trường hay tâm lý, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Khái niệm cung - cầu
- Cầu:
+ Là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
+ Cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán.
- Cung: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.
2. Mối quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
a. Nội dung khái quát
- Mối quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
b. Biểu hiện của nội dung quan hệ cung - cầu
- Cung – cầu tác động lẫn nhau.
+ Cầu tăng => sản xuất mở rộng => cung tăng.
+ Cầu giảm => sản xuất thu hẹp => cung giảm.
- Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
- Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
+ Đối với cung:
Giá tăng => doanh nghiệp mở rộng sản xuất => cung tăng.
Giá giảm => doanh nghiệp thu hẹp sản xuất => cung giảm.
+ Đối với cầu:
Giá tăng => nhu cầu xã hội giảm => cầu giảm.
Giá giảm => nhu cầu xã hội tăng => cầu tăng.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 11 Bài 5: Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Mục lục Giải GDCD 11 Bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Thông qua pháp luật, chính sách nhằm cân đối lại cung – cầu là sự vận dụng của
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của quan hệ cung - cầu?
Câu 5:
Trên thị trường, khi giá cả giảm sẽ xảy ra trường hợp nào sau đây?
Câu 7:
Mối quan hệ cung- cầu là mối quan hệ tác động giữa những chủ thể nào sau đây
Câu 9:
Chị K rất thích ăn Vải thiều, nhưng giá lại quá cao vì nguồn cung thị trường thấp nên chị đã chuyển sang dùng các loại trái cây khác có giá cả phù hợp. Như vậy chị K đã
Câu 10:
Sau giờ học GDCD, H cho rằng: chỉ những mặt hàng đã có bán trên thị trường mới là cung, còn những hàng hóa trong kho chưa được bày bán thì không phải. Em lựa chọn phương án nào dưới đây để hiểu đúng về lượng cung hàng hóa trên thị trường?
Câu 11:
Khi cầu tăng, sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào dưới đây trong quan hệ cung - cầu?
Câu 12:
Trên thị trường, khi giá cả tăng sẽ xảy ra trường hợp nào sau đây?
Câu 13:
Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định là nội dung của khái niệm nào sau đây?
Câu 14:
Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì xác định tương ứng với giá cả và
Câu 15:
Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây?