Câu hỏi:
19/07/2024 643
(5 điểm) Nhận xét về hìn tượng sông Đà có ý kiến cho rằng: “Con Sông Đà thu hút người đọc bởi sự hung bạo nhưng cũng làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp trữ tình”. Bằng việc cảm nhận vẻ đẹp đoạn trích sau, anh/ chị hãy làm rõ ý kiến trên.
….. Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng ngàn cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu hư cái cống bị sặc. Trên mặt, cái hút xoáy tít đáy, cũng cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn.
(…) Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân, dòng sông xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bưc bội gì mỗi độ thu về.
(Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn lớp 12, Tập 1, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2018, T 186)
(5 điểm) Nhận xét về hìn tượng sông Đà có ý kiến cho rằng: “Con Sông Đà thu hút người đọc bởi sự hung bạo nhưng cũng làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp trữ tình”. Bằng việc cảm nhận vẻ đẹp đoạn trích sau, anh/ chị hãy làm rõ ý kiến trên.
….. Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng ngàn cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu hư cái cống bị sặc. Trên mặt, cái hút xoáy tít đáy, cũng cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn.
(…) Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân, dòng sông xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bưc bội gì mỗi độ thu về.
(Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn lớp 12, Tập 1, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2018, T 186)
Trả lời:
Phương pháp: Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: “Con Sông Đà thu hút người đọc bởi sự hung bạo nhưng cũng làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp trữ tình”. Chứng minh thông qua đoạn trích.
Đọc kỹ đoạn trích, phân tích, bình luận
Cách giải:
I. Mở bài
- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Tuân: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ.
- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Người lái đò sông Đà”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
- Khẳng đinh luận đề và khái quát nội dung đoạn trích: Con sông Đà thu hút người đọc bởi sự hung bạo nhưng cũng làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp trữ tình
II. Thân bài
1. Con sông Đà thu hút người đọc bởi sự hung bạo.
- Vách đá:
+ Dòng sông không trôi giữa đôi bờ “cát trắng phẳng lì” thơ mộng mà bờ sông “dựng vách thành”, cao vút, dựng đứng. Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ những khối đá bờ sông được Nguyễn Tuân ví như những thành trì kiên cố, vững chãi và đầy rẫy sự nguy hiểm, bí ẩn, đe doạ trực chờ.
+ Quãng sông thì hẹp đến nỗi “con nai, con hổ có lần vọt từ bờ sông này sang bờ kia”. “Mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời”. Các liên tưởng tưởng chừng như bâng quơ, ngẫu nhiên nhưng lại chứa đựng đầy dụng ý nghệ thuật của tác giả. Chỗ sông phải đến tận giữa trưa, khi mặt trời lên cao nhất mới có ánh nắng chiếu vào. Động từ mạnh xen lẫn với nghệ thuật so sánh “như một cái yết hầu” và hình ảnh hai bên bờ con hươu con nai có thể nhảy qua đã được tác giả khéo léo lồng vào, giúp người đọc hình dung ra độ cao của vách đá, độ hẹp của lòng sông.
+ Ngồi trong khoang thuyền đi qua khúc sông ấy “mùa hè cũng thấy lạnh”. Tác giả miêu tả thông qua cảm giác, giữa mùa hè nóng nực oi bức tác giả lại cảm thấy lạnh khi qua đây. Phải chăng chính cái khung cảnh choáng ngợp, kỳ vĩ, chật hẹp đã làm cho người ta cảm thấy sợ hãi và nhỏ bé giữa giữa thiên nhiên. Khi đi qua quãng này, người ta cảm tưởng như mình “đang đứng ở một cái ngõ nào mà ngóng vọng lên cái cửa sổ trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. Bằng một loạt hình ảnh miêu tả, Nguyễn Tuân đã đẩy người đọc từ phố xá đô thị về khung cảnh hoang sơ đến đáng sợ của thiên nhiên sông nước. Người ta thấy hiện ra trước mắt là một khúc sông Đà vừa sâu, vừa hẹp, vừa tối, vừa lạnh đủ để bất kỳ ai đến đây cũng phải rùng mình sợ hãi.
- Ghềnh Hát Loóng hung dữ:
+ Hàng ngàn cây số “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”. Một loạt thanh sắc xuất hiện tạo cho ta cảm giác sóng gió ngày càng mạnh mẽ và cao dần. Nghệ thuật điệp từ, điệp cấu trúc nối tiếp nhau, động từ mạnh “xô” được lặp lại nhiều lần. Sức mạnh của thiên nhiên rất khủng khiếp, rất lạnh lùng, nó “gùn ghè”, hầm hè như một con thú hoang hung dữ, lì lợm, sẵn sàng thách thức với con người nơi đây
- Ở Tà Mường Vát:
+ Xoáy nước “như những cái giếng bê-tông” được thả xuống làm móng cầu, nước ở đây “thở và kêu như một cái cống bị sặc”. Nghệ thuật nhân hoá kết hợp so sánh của Nguyễn Tuân làm tạo cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn bao giờ hết.
+ Khúc sông này nguy hiểm đến mức không một con thuyền nào dám tiến lại gần, nếu không sẽ bị hút vào trong, bị dìm xuống lòng sông và biến mất một cách đáng sợ.
2. Con sông Đà làm say đắm người đọc bởi vẻ đẹp trữ tình..
-Vẻ đẹp Đà giang được miêu tả qua nhiều điểm nhìn, nhiều góc cạnh, không gian và thời gian khác nhau.
+ Từ trên cao nhìn xuống, con sông Đà uốn lượn, mềm mại như áng tóc của người con gái Tây Bắc kiều diễm, xinh đẹp. Dòng sông Đà được nhà văn bằng những hình ảnh rất biểu cảm, gây ấn tượng sâu sắc, “tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân”.
+ Màu nước sông Đà biến đổi theo từng mùa khác nhau, mỗi mùa mang một vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt: Mùa xuân dòng sông “xanh ngọc bích”, mùa thu “lừ lừ chín đỏ”. Con sông như người thiếu nữ xinh đẹp, mơ mộng đang tuổi xuân thì tràn đầy niềm kiêu hãnh nên tính cách đôi phần khó hiểu, thay đổi thất thường.
III. Kết bài
- Khẳng định lại nhận định về Sông Đà: “Con sông Đà thu hút người đọc bởi sự hung bạo nhưng cũng làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp trữ tình”
- Đánh giá nhận xét về nghệ thuật độc đáo, tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân.
Phương pháp: Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: “Con Sông Đà thu hút người đọc bởi sự hung bạo nhưng cũng làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp trữ tình”. Chứng minh thông qua đoạn trích.
Đọc kỹ đoạn trích, phân tích, bình luận
Cách giải:
I. Mở bài
- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Tuân: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ.
- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Người lái đò sông Đà”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
- Khẳng đinh luận đề và khái quát nội dung đoạn trích: Con sông Đà thu hút người đọc bởi sự hung bạo nhưng cũng làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp trữ tình
II. Thân bài
1. Con sông Đà thu hút người đọc bởi sự hung bạo.
- Vách đá:
+ Dòng sông không trôi giữa đôi bờ “cát trắng phẳng lì” thơ mộng mà bờ sông “dựng vách thành”, cao vút, dựng đứng. Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ những khối đá bờ sông được Nguyễn Tuân ví như những thành trì kiên cố, vững chãi và đầy rẫy sự nguy hiểm, bí ẩn, đe doạ trực chờ.
+ Quãng sông thì hẹp đến nỗi “con nai, con hổ có lần vọt từ bờ sông này sang bờ kia”. “Mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời”. Các liên tưởng tưởng chừng như bâng quơ, ngẫu nhiên nhưng lại chứa đựng đầy dụng ý nghệ thuật của tác giả. Chỗ sông phải đến tận giữa trưa, khi mặt trời lên cao nhất mới có ánh nắng chiếu vào. Động từ mạnh xen lẫn với nghệ thuật so sánh “như một cái yết hầu” và hình ảnh hai bên bờ con hươu con nai có thể nhảy qua đã được tác giả khéo léo lồng vào, giúp người đọc hình dung ra độ cao của vách đá, độ hẹp của lòng sông.
+ Ngồi trong khoang thuyền đi qua khúc sông ấy “mùa hè cũng thấy lạnh”. Tác giả miêu tả thông qua cảm giác, giữa mùa hè nóng nực oi bức tác giả lại cảm thấy lạnh khi qua đây. Phải chăng chính cái khung cảnh choáng ngợp, kỳ vĩ, chật hẹp đã làm cho người ta cảm thấy sợ hãi và nhỏ bé giữa giữa thiên nhiên. Khi đi qua quãng này, người ta cảm tưởng như mình “đang đứng ở một cái ngõ nào mà ngóng vọng lên cái cửa sổ trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. Bằng một loạt hình ảnh miêu tả, Nguyễn Tuân đã đẩy người đọc từ phố xá đô thị về khung cảnh hoang sơ đến đáng sợ của thiên nhiên sông nước. Người ta thấy hiện ra trước mắt là một khúc sông Đà vừa sâu, vừa hẹp, vừa tối, vừa lạnh đủ để bất kỳ ai đến đây cũng phải rùng mình sợ hãi.
- Ghềnh Hát Loóng hung dữ:
+ Hàng ngàn cây số “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”. Một loạt thanh sắc xuất hiện tạo cho ta cảm giác sóng gió ngày càng mạnh mẽ và cao dần. Nghệ thuật điệp từ, điệp cấu trúc nối tiếp nhau, động từ mạnh “xô” được lặp lại nhiều lần. Sức mạnh của thiên nhiên rất khủng khiếp, rất lạnh lùng, nó “gùn ghè”, hầm hè như một con thú hoang hung dữ, lì lợm, sẵn sàng thách thức với con người nơi đây
- Ở Tà Mường Vát:
+ Xoáy nước “như những cái giếng bê-tông” được thả xuống làm móng cầu, nước ở đây “thở và kêu như một cái cống bị sặc”. Nghệ thuật nhân hoá kết hợp so sánh của Nguyễn Tuân làm tạo cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn bao giờ hết.
+ Khúc sông này nguy hiểm đến mức không một con thuyền nào dám tiến lại gần, nếu không sẽ bị hút vào trong, bị dìm xuống lòng sông và biến mất một cách đáng sợ.
2. Con sông Đà làm say đắm người đọc bởi vẻ đẹp trữ tình..
-Vẻ đẹp Đà giang được miêu tả qua nhiều điểm nhìn, nhiều góc cạnh, không gian và thời gian khác nhau.
+ Từ trên cao nhìn xuống, con sông Đà uốn lượn, mềm mại như áng tóc của người con gái Tây Bắc kiều diễm, xinh đẹp. Dòng sông Đà được nhà văn bằng những hình ảnh rất biểu cảm, gây ấn tượng sâu sắc, “tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân”.
+ Màu nước sông Đà biến đổi theo từng mùa khác nhau, mỗi mùa mang một vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt: Mùa xuân dòng sông “xanh ngọc bích”, mùa thu “lừ lừ chín đỏ”. Con sông như người thiếu nữ xinh đẹp, mơ mộng đang tuổi xuân thì tràn đầy niềm kiêu hãnh nên tính cách đôi phần khó hiểu, thay đổi thất thường.
III. Kết bài
- Khẳng định lại nhận định về Sông Đà: “Con sông Đà thu hút người đọc bởi sự hung bạo nhưng cũng làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp trữ tình”
- Đánh giá nhận xét về nghệ thuật độc đáo, tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới
Để trưởng thành, tất cả chúng ta đều phải trải qua hai cuộc đấu tranh: một cuộc đấu tranh bên ngoài và một cuộc đấu tranh ngay trong tâm trí mỗi người. Nhưng cuộc đấu tranh quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất chính là cuộc đấu tranh diễn ra ngay trong tâm hồn mỗi người. Đó là cuộc đấu tranh chống lại những thói quen không lành mạnh, những cơn nóng giận sắp bùng phát, những lời gian dối chực trào, những phán xét thiếu cơ sở và cả những căn bệnh hiểm nghèo…. Những cuộc đấu tranh như thế diễn ra liên tục và thật sự rất gian khó, nhưng lại là điều kiện giúp bạn nhận ra cảnh giới cao nhất của mình.
Hãy luôn cẩn trọng và can đảm. Hãy tiếp thu ý kiến những người xung quanh nhưng đừng để họ chi phối quá nhiều đến cuộc đời bạn. Hãy giải quyết những bất đồng trong khả năng của mình nhưng đừng quên đấu tranh đến cùng để hoàn thành mục tiêu đề ra. Đừng để bóng đen của nỗi lo sợ bao trùm đến cuộc sống của bạn.
Bạn phải hiếu rằng, dù có thất bại thảm hại đến mấy chăng nữa thì bạn cũng đã học hỏi được điều gì đó bổ ích cho mình. Vì vậy, hãy tin tưởng vào con đường mình đang đi và vững vàng trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả.
Với sự hi sinh, lòng kiên trì, quyêt tâm nỗ lực không mệt mỏi và tính tự chủ của mình, nhất định bạn sẽ thành công. Bạn chính là người làm chủ số phận của mình…”
(Trích Đánh thức khát vọng, nhiều tác giả, First News tổng hợp NXB Hồng Đức, 2017, tr.67,78)
Nhận biết
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm)
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới
Để trưởng thành, tất cả chúng ta đều phải trải qua hai cuộc đấu tranh: một cuộc đấu tranh bên ngoài và một cuộc đấu tranh ngay trong tâm trí mỗi người. Nhưng cuộc đấu tranh quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất chính là cuộc đấu tranh diễn ra ngay trong tâm hồn mỗi người. Đó là cuộc đấu tranh chống lại những thói quen không lành mạnh, những cơn nóng giận sắp bùng phát, những lời gian dối chực trào, những phán xét thiếu cơ sở và cả những căn bệnh hiểm nghèo…. Những cuộc đấu tranh như thế diễn ra liên tục và thật sự rất gian khó, nhưng lại là điều kiện giúp bạn nhận ra cảnh giới cao nhất của mình.
Hãy luôn cẩn trọng và can đảm. Hãy tiếp thu ý kiến những người xung quanh nhưng đừng để họ chi phối quá nhiều đến cuộc đời bạn. Hãy giải quyết những bất đồng trong khả năng của mình nhưng đừng quên đấu tranh đến cùng để hoàn thành mục tiêu đề ra. Đừng để bóng đen của nỗi lo sợ bao trùm đến cuộc sống của bạn.
Bạn phải hiếu rằng, dù có thất bại thảm hại đến mấy chăng nữa thì bạn cũng đã học hỏi được điều gì đó bổ ích cho mình. Vì vậy, hãy tin tưởng vào con đường mình đang đi và vững vàng trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả.
Với sự hi sinh, lòng kiên trì, quyêt tâm nỗ lực không mệt mỏi và tính tự chủ của mình, nhất định bạn sẽ thành công. Bạn chính là người làm chủ số phận của mình…”
(Trích Đánh thức khát vọng, nhiều tác giả, First News tổng hợp NXB Hồng Đức, 2017, tr.67,78)
Nhận biết
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm)
Câu 2:
II. Làm văn (7,0 điểm) Vận dụng cao
(2 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy ghĩ của anh chị về ý kiến: “Bạn chính là người làm chủ số phận mình”.
II. Làm văn (7,0 điểm) Vận dụng cao
(2 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy ghĩ của anh chị về ý kiến: “Bạn chính là người làm chủ số phận mình”.
Câu 3:
Nhận biết
Xác định và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng ở phần in đậm trong văn bản trên (0,75 điểm)
Nhận biết
Xác định và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng ở phần in đậm trong văn bản trên (0,75 điểm)
Câu 4:
Thông hiểu
Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Dù có thất bại thảm hại đến mấy chăng nữa thì bạn cũng đã học hỏi được một điều gì đó bổ ích cho mình”. (1 điểm)
Thông hiểu
Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Dù có thất bại thảm hại đến mấy chăng nữa thì bạn cũng đã học hỏi được một điều gì đó bổ ích cho mình”. (1 điểm)
Câu 5:
Thông hiểu
Theo tác giả: "Cuộc đấu tranh quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất” là gì? (0,75 điểm)
Thông hiểu
Theo tác giả: "Cuộc đấu tranh quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất” là gì? (0,75 điểm)