Câu hỏi:

22/11/2024 125

Nhận xét nào sau đây không đúng về Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10 - 1930)?

A. Luận cương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp

Đáp án chính xác

B. Mặc dù có nhiều hạn chế, nhưng Luận cương đã xác định những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương

C. Luận cương đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản

D. Luận cương không đưa được vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : A

- Luận cương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp,không đúng về Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10 - 1930).

Xét đáp án A: Luận cương chính trị chủ trương đặt nhiệm vụ giai cấp lên trước nhiệm vụ dân tộc, nặng về đấu tranh giai cấp => Đáp án A nhận xét chưa đúng về Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930).

→ A đúng.B,C,D sai.

* Mở rộng:

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam

a. Hoàn cảnh: Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc)

b. Những quyết định quan trọng:

- Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư.

- Thông qua Luận cương chính trị của Đảng do Trần Phú soạn thảo.

* Nội dung Luận cương chính trị tháng 10/1930.

- Đường lối chiến lược: làm cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.

- Nhiệm vụ chiến lược: đánh đổ phong kiến và đánh đế quốc.

- Động lực cách mạng: công nhân và nông dân.

- Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân, thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

- Cách mạng Đông Dườn là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

⇒ Hạn chế của cương lĩnh:

- Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.

- Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.

- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quôc và phong kiến.

2: Ý nghĩa lịch sử và bài hoạc kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931.

a. Ý nghĩa lịch sử.

- Khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.

- Khối liên minh công – nông được hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng.

- Phong trào cách mạng 1930 – 1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

- Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

b. Bài học kinh nghiệm

Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương nhiều bài học kinh nghiệm về:

+ Công tác tư tưởng.

+ Xây dựng khối liên minh công nông, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.

+ Lãnh đạo quần chúng giành và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1931

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay là

Xem đáp án » 23/07/2024 410

Câu 2:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bản đồ chính trị thế giới thay đổi to lớn và sâu sắc chủ yếu là do

Xem đáp án » 23/07/2024 225

Câu 3:

Điểm chung trong kế hoạch Rơ-ve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi năm 1950 và kế hoạch Nava năm 1953 là

Xem đáp án » 21/07/2024 190

Câu 4:

Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) là chiến dịch nào?

Xem đáp án » 17/07/2024 143

Câu 5:

Hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng tháng Tám trong giai đoạn 1945 - 1946 là gì?

Xem đáp án » 05/07/2024 134

Câu 6:

Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?

Xem đáp án » 14/07/2024 131

Câu 7:

Sắp xếp các dữ liệu sau theo trình tự thời gian:

1.Chiến dịch Việt Bắc.

2.Chiến dịch Biên giới.

3.Cuộc chiến đấu ở các đô thị.

4.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng.

Xem đáp án » 15/07/2024 117

Câu 8:

Yếu tố được coi là "chìa khóa" trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản có thể áp dụng cho Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay là

Xem đáp án » 09/07/2024 105

Câu 9:

Từ năm 1919 đến 1930, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam tồn tại những khuynh hướng nào dưới đây?

Xem đáp án » 28/06/2024 105

Câu 10:

Việc đưa ra quyết định: sau khi đánh bại phát xít Đức ở Châu Âu, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở Châu Á tại Hội nghị Ianta (2 -1945) thể hiện

Xem đáp án » 29/06/2024 102

Câu 11:

Sự khác biệt căn bản giữa Chiến tranh lạnh với các cuộc chiến tranh thế giới đã diễn ra trong thế kỉ XX là

Xem đáp án » 09/11/2024 100

Câu 12:

Văn kiện lịch sử nào sau đây không liên quan đến nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp?

Xem đáp án » 19/07/2024 97

Câu 13:

Biến đổi về mặt xã hội của Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 là gì?

Xem đáp án » 15/07/2024 96

Câu 14:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam (1919 – 1929), giai cấp có số lượng tăng nhanh nhất là

Xem đáp án » 20/07/2024 96

Câu 15:

Tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi hệ tư tưởng nào dưới đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 85

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »