Câu hỏi:

30/11/2024 3,806

Nhân vật người mẹ được miêu tả là một người như thế nào.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

* Trả lời:

Nhân vật người mẹ được tái hiện trong đoạn trích là một người tần tảo nuôi con qua tháng năm, vượt qua những khó khăn của cuộc đời để nuôi con khôn lớn. Người mẹ được tái hiện qua những lời hát ru, qua hình dáng nhỏ nhắn, qua mái tóc bạc ghi dấu thời gian, qua tấm lưng còng chịu nhiều sương gió. Những câu thơ như khắc ghi lại bóng dáng mẹ cao cả, suốt đời hi sinh cho người con của mình những điều tốt đẹp nhất.

* Mở rộng:

I: Tìm hiểu tác phẩm Trong lời mẹ hát

1. Thể loại: Thơ 6 chữ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- In trong tập Ban mai xanh, NXB Đồng Nai, 1994.

3. Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Trong lời mẹ hát có phương thức biểu đạt là biểu cảm

4. Bố cục bài Trong lời mẹ hát

Gồm 3 phần:

+ Phần 1: 3 khổ đầu - Cuộc đời được thu nhỏ trong tầm mắt của con khi nghe lời mẹ hát. 

+ Phần 2: 4 khổ tiếp - Niềm xót xa của con trước công lao to lớn và sự hi sinh thầm lặng của mẹ.

+ Phần 3: Khổ cuối - Tình yêu thương sâu sắc của người mẹ dành cho con mình.

5. Giá trị nội dung: 

+ Bài thơ bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của người con trước những hi sinh thầm lặng của người mẹ.

6. Giá trị nghệ thuật: 

- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 

- Xây dựng hình tượng người mẹ tảo tần, vất vả hi sinh tất cả vì con. 

- Lựa lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

II: Tìm hiểu chi tiết

1. Ba khổ đầu: Cuộc đời được thu nhỏ trong tầm mắt của con khi nghe lời mẹ hát.  

- Những dòng thơ đầu tiên, tác giả nhớ về tuổi thơ đầy ấm áp thơ mộng, từ khi sinh ra đều được sự chăm sóc, nuôi nấng của mẹ: 

“Tuổi thơ chở đầy cổ tích

Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

Đưa con đi cùng đất nước”

+ Hình ảnh người mẹ quen thuộc bên những lời ru ngọt ngào.

+ Những câu chuyện cổ tích đầy màu sắc để nuôi dưỡng tâm hồn con được trong trẻo và ấm áp. 

= > Sự nuôi dưỡng đó không ngại khó khăn, vất vả, mẹ ru con ngủ những trưa hè oi ả, những tiếng ru à ơi nhẹ nhàng ấm áp khiến con chìm vào giấc ngủ ngon.

- Chòng chành nhịp võng ca dao: 

+ “chòng chành” ẩn dụ “khó khăn, vất vả của mẹ”

= > Dù có bộn bề lo toan vất vả, mẹ vẫn chịu đựng nuôi con khôn lớn, dành cho con những điều tốt nhất, muốn con được nhìn ngắm những vẻ đẹp tuyệt vời nhất của đất nước, của cuộc đời. 

+ Đảo tính từ “chòng chành” lên đầu câu.

= > Nhấn mạnh lời ru của mẹ đi cùng năm tháng, gắn liền với vẻ đẹp của đất nước. 

-  Con lớn lên như thế, lớn lên qua lời ru và sự chăm sóc nuôi dưỡng của mẹ. Tình cảm của mẹ là tình cảm vô giá: 

Con gặp trong lời mẹ hát

Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Con yêu màu vàng hoa mướp

“Con gà cục tác lá chanh”.

+ “cánh cò trắng”, “dải đồng xanh”, “màu vàng hoa mướp”, “con gà cục tác”, “lá chanh” - tác giả miêu tả và khắc họa khá thú vị bởi đó là những hình ảnh độc đáo pha chút bình dị mà mộc mạc của một làng quê đầy ấm áp.

-          Vầng trăng mẹ thời con gái

           Vẫn còn thơm ngát hương cau

+ “mẹ thời con gái” ẩn dụ cho “quãng thời gian trước đây”. 

= > Trong lời ru của mẹ, con thấy được những hình ảnh quen thuộc về quê hương, đất nước ngày xưa, những hình ảnh thân thuộc ấy giúp con thêm yêu mến, hiểu và trân trọng hơn vẻ đẹp của thiên nhiên đồng thời thấy được nỗi vất vả của mẹ chảy trôi cùng thời gian và năm tháng.  

2. 4 khổ tiếp: Niềm xót xa của con trước công lao to lớn và sự hi sinh thầm lặng của mẹ.

- Một bài thơ không quá dài nhưng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc đến con người, khiến con người phải nhìn nhận lại bản thân mình với một cái nhìn đúng nghĩa: 

         "Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến xôn xao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao."

+ Biện pháp nhân hóa “thời gian” “chạy” “qua tóc mẹ”

Thời gian chảy trôi chạy qua tóc mẹ, cứ thế trôi nhanh, thật nhanh làm cho mái tóc xanh mượt ngày nào của mẹ giờ đây trở nên bạc trắng, bạc của những âu lo, bạc của những vất vả trong cuộc sống đã đè nặng trên đôi vai mòn mỏi của mẹ, mẹ đã già yếu đi dần, khiến cho người con đi làm không khỏi xót xa.

+ Từ láy “xôn xao” cùng phép đối tinh tế “Lưng mẹ cứ còng dần xuống/Cho con ngày một thêm cao” làm lay động trái tim, tình cảm yêu thương của mẹ là vô hạn, yêu thương con bằng cả trái tim, dù có phải làm việc như thế nào, dù có khó khăn đến đâu, mẹ vẫn cố gắng để cho con có một cuộc sống đủ đầy, một cuộc sống tốt mà không phải ghen tị với ai. 

= > Sự hi sinh cao cả đầy ấm áp của mẹ, đó là tình cảm vô giá không thể nói và thể hiện ra ngày một ngày hai, đó là một tình cảm to lớn vô cùng, thiêng liêng quý giá. 

3. Khổ cuối: Tình yêu thương sâu sắc của người mẹ dành cho con mình.

- Người con đã bộc lộ những tình cảm chân thật của mình dành cho người mẹ, trong hình ảnh giản dị từ cuộc đời, lời ru của mẹ, sự chăm sóc nuôi nấng của mẹ là sức mạnh để cho con bước vào đời, vươn cao và bay xa đến những tầm cao mới.

"Mẹ ơi trong lời mẹ hát

Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh

Lớn rồi con sẽ bay xa ..."

+ Phép nhân hóa “chắp con đôi cánh” giúp cho câu thơ tiếp thêm động lực, sức mạnh cho người con vững tin hơn vào cuộc sống, vững chân trên con đường mình đã đi, dù có ra sao, thành công hay thất bại thì vẫn có mẹ ở đây, ở phía sau con chắp cánh cho ước mơ của con và giúp con vượt qua những khó khăn. 

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Soạn bài Trong lời mẹ hát

Tác giả tác phẩm: Trong lời mẹ hát - Ngữ văn 8

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Tuổi thơ chở đầy cổ tích

Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

Đưa con đi cùng đất nước

Chòng chành nhịp võng ca dao.

 

Con gặp trong lời mẹ hát

Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Con yêu màu vàng hoa mướp

“Con gà cục tác lá chanh”.

 

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

 

Mẹ ơi, trong lời mẹ hát

Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con cánh

Lớn rồi con sẽ bay xa.

                                                (Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương)

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Xác định thể thơ của văn bản.

Xem đáp án » 23/07/2024 27,292

Câu 2:

Phần II. Làm văn (7,0 đim)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa lời ru của mẹ đối với đời sống mỗi con người.

Xem đáp án » 23/07/2024 13,224

Câu 3:

Trong bài thơ trên có hình ảnh trong lời bài hát được miêu tả. Đó là những hình ảnh nào, những hình ảnh đó gợi cho em những suy nghĩ gì.

Xem đáp án » 23/07/2024 4,651

Câu 4:

Nêu nội dung của khổ thơ cuối và sắc thái chủ đạo của cả bài thơ.

Xem đáp án » 21/07/2024 3,934

Câu 5:

Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.

Thường khi đến gà gáy Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm.Mỗi đêm, nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp.Nhưng đêm sau Mỵ vẫn ra sưởi như đêm trước.

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết,nó bắt mình chết cũng thôi,nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.

(Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 13)

  Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét tình cảm của nhà văn Tô Hoài đối với nhân dân Tây Bắc.

Xem đáp án » 22/07/2024 1,615

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »