Câu hỏi:

21/07/2024 4,281

Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn trích. 
 

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về biện pháp tu từ. 

Cách giải: 

Tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn trích: 

- Điệp cấu trúc: 

+ Nào hát lên cho mây nước biết  

Rằng chúng ta là những con người  

+ Nào hát lên cho đêm tối biết  

Rằng tình yêu sáng trong ngực ta đây 

- Hiệu quả: 

+ Làm nổi bật khát vọng tình yêu của những người lính đảo; 

+ Tạo nhịp điệu sôi nổi, khỏe khoắn; âm hưởng dồn dập cho bản tình ca. 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhận xét về tình cảm của tác giả với người lính đảo được thể hiện trong đoạn trích.

Xem đáp án » 23/07/2024 4,450

Câu 2:

Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? 

 Ta đứng vững giữa muôn trùng sóng gió 

 Tổ quốc Việt Nam bắt đầu từ nơi này…  

Xem đáp án » 22/07/2024 3,970

Câu 3:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

Nào hát lên cho mây nước biết 

Rằng chúng ta là những con người 

Yêu em thủy chung hơn muối mặn 

Dù thư tình chưa biết gửi cho ai 

Nào hát lên cho đêm tối biết 

Rằng tình yêu sáng trong ngực ta đây 

Ta đứng vững giữa muôn trùng sóng gió 

Tổ quốc Việt Nam bắt đầu từ nơi này… 

 (Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa, Tuyển thơ, NXB Văn học)

Xác định thể thơ của đoạn trích. 

Xem đáp án » 21/07/2024 3,886

Câu 4:

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)  trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. 

Xem đáp án » 22/07/2024 1,246

Câu 5:

Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân viết: 

Cưỡi Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)  trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.  lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy  luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn  thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt  bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến.  Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn tiếng reo hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không  ngớt khiêu khích. Mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng  thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải  bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài,  cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác.  

 (Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr 189-190) 

Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó nhận xét về nét tài hoa, uyên bác trong tùy bút của Nguyễn Tuân. 

Xem đáp án » 21/07/2024 476

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »