Câu hỏi:
22/07/2024 452Nếu đặt thang điểm 10 cho vai trò của học tập đối với người trẻ , anh/chị sẽ chấm điểm mấy? Lí giải cho điểm số đó.
Trả lời:
Thí sinh chủ động trình bày quan điểm của bản thân, đảm bảo được yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
- Nội dung: trình bày quan điểm, ý kiến cá nhân rút ra từ văn bản và làm rõ cho quan điểm đó.
- Hình thức: đoạn văn ngắn, khoảng 8 – 10 dòng, diễn đạt mạch lạc.
Gợi ý:
Nếu đặt thang điểm 10 cho tầm quan trọng của việc học tập – theo nghĩa trau dồi kiến thức – đối với người trẻ, tôi sẽ tự tin chấm điểm 8. Nếu ai từng trải qua một thời tuổi trẻ cho rằng mình đã quá đề cao việc học hành thì họ sẽ dễ có cảm giác mình đã bỏ lỡ điều gì đó rất quan trọng, như những cuộc vui với bạn bè, thời gian cho giải trí, cho những kì nghỉ cùng gia đình,… Và đáng tiếc là điều đó phải trả giá bằng tuổi trẻ, bằng thời gian không bao giờ quay lại. Vậy hãy biết dành thời gian cho bản thân, cho những người thân yêu! Nhưng còn đnág sợ hơn khi bạn ở tình trạng ngược lại, bạn tiếc nuối vì đã không trau dồi kiến thức, không nỗ lực hơn nữa để đạt được một thành tựu, để khi tuổi thanh xuân qua đi, bạn quay đầu nhìn lại và thấy rằng mình chẳng có gì cả. Và như Yukichi từng nói: “Con người chỉ hơn nhau ở học vấn mà thôi!”. Hãy tự tin và khẳng định với thế giới giá trị của mình qua những gì mình trau dồi qua học tập và trải nghiệm trong đời sống.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và làm theo yêu cầu:
Ở tuổi mới lớn, việc đặt trọng tâm vào học tập rất phổ biến, Lisa đã hối hận vì đặt trọng tâm vào học tập trong một thời gian dài:
“Tôi có nhiều tham vọng và muốn trở thành bác sĩ giải phẫu thần kinh. Từ khi còn học lớp 7 tôi đã siêng năng như một sinh viên đại học: thức dâỵ vào 6h và đi ngủ vào lúc 2h sang chỉ để học! Bố mẹ cũng cố làm tôi thư giãn, như tôi kỳ vọng vào chính bản thân mình. Giờ đây tôi nhận ra tôi có thể đạt được điều đó mà không cần phải cố gắng tới mức như vậy, và lẽ đó tôi đã có những phút giây vui vẻ hơn, và không bị đánh rơi cả tuổi trẻ của mình”
Việc học hành rất cần thiết cho tương lai của chúng ta và phải ưu tiên hàng đầu, Nhưng chúng ta nên cẩn thận, đừng để cho những danh hiệu này kia chi phối toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Những thiếu niên lấy trường học làm trung tâm thường bị ám ảnh bởi việc đạt thứ hạng cao đến nỗi họ quên rằng mục đích thực sự của việc học là sự hiểu biết. Như hàng ngàn người đã làm được, bạn có thể học rất xuất sắc nhưng vẫn duy trì được sự cân bằng khỏe khoắn trong đời sống. Hãy nhớ rằng giá trị của chúng ta không phải được tính bằng tổng số điểm trung bình của chúng ta!
(Trích 7 thói quen của người thành đạt, dẫn theo http://gacsach.com)
Thao tác lập luận chính của văn bản là gì?
Câu 3:
Theo anh/chị, làm sao để ta “duy trì được sự cân bằng khỏe khoắn trong đời sống”?
Câu 4:
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Viết bài luận 200 chữ trình bày quan điểm của em về quan niệm được đưa ra trong đoạn trích: Giá trị của chúng ta không phải được tính bằng tổng số điểm trung bình của chúng ta!
Câu 5:
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài).