Câu hỏi:
22/07/2024 89Một quần thể ngẫu phối, alen A quy định lông dài trội hoàn toàn so với alen a quy định lông ngắn; Alen B quy định lông đen trội không hoàn toàn so với alen b quy định lông vàng, kiểu gen Bb cho kiểu hình lông nâu. Hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST thường. Thế hệ xuất phát của quần thể này có tần số alen A là 0,2 và tần số alen B là 0,6. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, phát biểu nào sau đây sai về quần thể này?
A. Quần thể có 9 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.
B. Số cá thể lông ngắn, màu nâu chiếm tỉ lệ lớn nhất trong quần thể.
C. Tần số kiểu hình lông dài, màu đen trong quần thể là 0,3024.
D. Tần số kiểu gen AaBb là 0,1536.
Trả lời:
Đáp án C
A : lông dài >> a : lông ngắn
B : lông đen; b : lông vàng; Bb : lông nâu
Tần số alen a = 1- 0,2 = 0,8→Thành phần kiểu gen khi quần thể cân bằng: 0,04AA:0,32Aa:0,64aaa
Tần số alen b=1-0,6=0,4→Thành phần kiểu gen khi quần thể cân bằng: 0,36BB:0,48Bb:0,16bb
Thành phần kiểu gen của quần thể về cả 2 lôcut là:
(0,04aa:0,32Aa:0,64aa)(0,36BB:0,48Bb:0,16bb)
Quần thể có số kiểu gen là:3×3=9 ; số kiểu hình của quần thể là:2×3 =6 → A đúng
B đúng
- Tần số kiểu hình lông dài, màu đen trong quần thể là:A-BB= 0,36.0,36 = 12,96→ C sai
D đúng. Tần số kiểu gen AaBb = 0,32.0,48 = 0,1536
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal.
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là
Câu 2:
Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?
Câu 3:
Sự khác biệt dễ nhận thấy của dạng đột biến chuối nhà 3n từ chuối rừng 2n là
Câu 4:
Một cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, số dòng thuần chủng tối đa có thể được tạo ra là
Câu 5:
Một quần xã có các sinh vật sau:
(1) Tảo lục đơn bào. (2) Cá rô. (3) Bèo hoa dâu.
(4) Tôm. (5) Bèo Nhật Bản. (6) Cá mè trắng.
(7) Rau muống. (8) Cá trắm cỏ.
Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là
Câu 7:
Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian che tối liên tục vào ban đêm của một cây bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. Cây đó thuộc nhóm thực vật nào sau đây?
Câu 8:
Hình sau đây mô tả cơ chế hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli khi môi trường có đường lactôzơ. Phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 9:
Xét trong 1 cơ thể có kiểu gen AabbDd.Khi 150 tế bào của cơ thể này tham gia giảm phân tạo giao tử, trong các giao tử tạo ra, giao tử abDEg chiếm 2%. Số tế bào đã xảy ra hoán vị gen là bao nhiêu?
Câu 10:
Cho các hoạt động của con người:
(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
(5) Bảo vệ các loài thiên địch.
(6) Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại.
Có bao nhiêu hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
Câu 12:
Cho các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là
Câu 13:
Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm phân bình thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quả màu vàng ở đời con là
Câu 14:
Các nhân tố sau:
(1) đột biến. (2) các yếu tố ngẫu nhiên. (3) di nhập gen.
(4) Chọn lọc tự nhiên. (5) giao phối ngẫu nhiên.
Nhân tố nào đóng vai trò cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa?
Câu 15:
Trong nông nghiệp, người ta ứng dụng khống chế sinh học để phòng, trừ sâu hại cây trồng bằng cách sử dụng