Câu hỏi:
06/11/2024 182Lực và phản lực của nó luôn
A. khác nhau về bản chất.
B. xuất hiện và mất đi đồng thời.
C. cùng hướng với nhau.
D. cân bằng nhau.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B.
lực và phản lực của nó luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
* Tìm hiểu thêm về " Lực và phản lực " :
Theo định luật III Niu tơn: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.
Cặp lực và phản lực có đặc điểm là:
- Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
- Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối.
- Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
Ví dụ: An và Toàn đang đứng cạnh nhau, mỗi người đều đang đeo giầy trượt patin. Toàn dùng tay đẩy An cho An chuyển động về phía trước thì thấy chính Toàn cũng bị đẩy về phía sau. Lực do Toàn tác dụng lên An gọi là lực tác dụng, đồng thời xuất hiện một lực do An tác dụng vào Toàn gọi là phản lực.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính.
Câu 5:
Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn?
Câu 6:
Hai đội A và B chơi kéo co và đội A thắng, nhận xét nào sau đây là đúng?
Câu 7:
Biểu thức của định luật III Newton được viết cho hai vật tương tác A và B?
Câu 8:
Chọn câu phát biểu đúng. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ:
Câu 9:
Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?