Câu hỏi:
06/08/2024 131
Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?
Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?
A. Đột biến gen.
B. Đột biến đa bội.
C. Đột biến đảo đoạn.
D. Đột biến lặp đoạn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Phương pháp:
- Đột biến số lượng NST gồm: Đột biến lệch bội và đột biến đa bội
Cách giải:
- Đột biến gen là biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotide, không làm thay đổi số lượng NST.
→ A sai.
- Đột biến đa bội là sự biến đổi số lượng NST ở tất cả các cặp NST trong tế bào theo hướng tăng thêm số nguyên lần bộ đơn bội và lớn hơn 2n.
→ B đúng.
- Đột biến đảo đoạn và đột biến lặp đoạn NST thuộc đột biến cấu trúc NST.
→ C, D sai.
* Tìm hiểu về đột biến đa bội
1. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội.
- Khái niệm: Là sự tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng một loài và lớn hơn 2n. Trong đó 3n, 5n, 7n… gọi là đa bội lẻ; còn 4n, 6n... gọi là đa bội chẵn.
- Cơ chế phát sinh:
+ Do trong quá trình giảm phân, bộ NST của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Qua thụ tinh sự kết hợp của các giao tử 2n này với nhau tạo thành thể tứ bội 4n, hay kết hợp với giao tử bình thường n sẽ tạo thể tam bội 3n.
+ Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu tế bào không phân chia NST thì cũng tạo nên thể tứ bội.
2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội.
- Khái niệm: Là dạng đột biến gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau.
- Cơ chế phát sinh: Cơ chế hình thành thể dị đa bội là lai xa kết hợp với đa bội hóa tạo ra cây song nhị bội gồm 2 bộ NST của 2 loài đem lai.
3. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội
- Đặc điểm của thể đa bội:
+ Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt.
+ Thể đa bội lẻ (3n, 5n...) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. Các giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ (dưa hấu, nho...)
- Vai trò: Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá (hình thành loài mới) và trong trồng trọt (tạo cây trồng năng suất cao... )
Xem thêm một số bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
(Đột biến điểm làm thay thế 1 nuclêôtit ở vị trí bất kì của triplet nào sau đây đều không xuất hiện côđôn kết thúc?
(Đột biến điểm làm thay thế 1 nuclêôtit ở vị trí bất kì của triplet nào sau đây đều không xuất hiện côđôn kết thúc?
Câu 2:
Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch 1 có %A – %X = 10% và %T – %X = 30%; trên mạch 2 có %X– %G = 20%. Theo lý thuyết, trong tổng số nuclêôtit trên mạch 2, số nuclêôtit loại G chiếm tỉ lệ
Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch 1 có %A – %X = 10% và %T – %X = 30%; trên mạch 2 có %X– %G = 20%. Theo lý thuyết, trong tổng số nuclêôtit trên mạch 2, số nuclêôtit loại G chiếm tỉ lệ
Câu 3:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh, alen B quy định vỏ trơn trội hoàn toàn so với alen a quy định vỏ nhăn. Cho biết các gen phân ly độc lập. Cho lai 2 cây thuần chủng vàng, trơn với xanh nhăn thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn được F2 . Biết không có đột biến phát sinh, theo lý thuyết, tỉ lệ cây thuần chủng thu được ở F2 chiếm tỉ lệ
Ở một loài thực vật, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh, alen B quy định vỏ trơn trội hoàn toàn so với alen a quy định vỏ nhăn. Cho biết các gen phân ly độc lập. Cho lai 2 cây thuần chủng vàng, trơn với xanh nhăn thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn được F2 . Biết không có đột biến phát sinh, theo lý thuyết, tỉ lệ cây thuần chủng thu được ở F2 chiếm tỉ lệ
Câu 4:
Quan sát số lượng cây cỏ mực ở trong một quần xã sinh vật, người ta đếm được 28 cây/m2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?
Quan sát số lượng cây cỏ mực ở trong một quần xã sinh vật, người ta đếm được 28 cây/m2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?
Câu 5:
Ở gà, alen A quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định chân thấp. Cho gà trống chân cao có kiểu gen dị hợp tử lai với gà mái thứ nhất, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là: 1 gà mái chân thấp : 2 gà trống chân cao : 1 gà mái chân cao. Cho lai với gà mái thứ hai, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là: 1 gà trống chân cao : 1 gà trống chân thấp : 1 gà mái chân cao : 1 gà mái chân thấp. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở đời con của phép lai thứ nhất, gà trống có kiểu gen đồng hợp chiếm 25%.
II. Ở phép lai thứ hai, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.6
III. Gà mái thứ nhất có chân cao, gà mái thứ hai có chân thấp.
IV. Nếu cho tất cả các cá thể F1 của phép lai 2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F2 có số gà chân thấp chiếm 56,25%.
Ở gà, alen A quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định chân thấp. Cho gà trống chân cao có kiểu gen dị hợp tử lai với gà mái thứ nhất, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là: 1 gà mái chân thấp : 2 gà trống chân cao : 1 gà mái chân cao. Cho lai với gà mái thứ hai, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là: 1 gà trống chân cao : 1 gà trống chân thấp : 1 gà mái chân cao : 1 gà mái chân thấp. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở đời con của phép lai thứ nhất, gà trống có kiểu gen đồng hợp chiếm 25%.
II. Ở phép lai thứ hai, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.6
III. Gà mái thứ nhất có chân cao, gà mái thứ hai có chân thấp.
IV. Nếu cho tất cả các cá thể F1 của phép lai 2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F2 có số gà chân thấp chiếm 56,25%.
Câu 6:
Một cơ thể đực có kiểu gen AB/ab. Biết khoảng cách giữa hai gen A và B là 20cM; Theo lí thuyết, tần số hoán vị gen là bao nhiêu?
Một cơ thể đực có kiểu gen AB/ab. Biết khoảng cách giữa hai gen A và B là 20cM; Theo lí thuyết, tần số hoán vị gen là bao nhiêu?
Câu 7:
Cho biết các gen phân li độc lập, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1?
Cho biết các gen phân li độc lập, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1?
Câu 8:
Trong thí nghiệm năm 1953 của S.Miller và Urey nhằm kiểm tra giả thiết về nguồn gốc sự sống của Oparin và Haldan, hai ông đã sử dụng hỗn hợp khí để mô phỏng thành phần của khí quyển cổ đại giả định, các thành phần khí có mặt trong hỗn hợp bao gồm:
Trong thí nghiệm năm 1953 của S.Miller và Urey nhằm kiểm tra giả thiết về nguồn gốc sự sống của Oparin và Haldan, hai ông đã sử dụng hỗn hợp khí để mô phỏng thành phần của khí quyển cổ đại giả định, các thành phần khí có mặt trong hỗn hợp bao gồm:
Câu 9:
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh M và N ở người; mỗi bệnh do một trong hai alen của một gen quy định. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và liên kết hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, người số 4 và người số 5 không mang alen bệnh M, người số 6 mang cả hai loại alen gây bệnh M và N.
Phân tích phả hệ trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có thể xác định được tối đa kiểu gen của 11 người.
II. Không có đứa con nào của cặp vợ chồng 10 -11 bị cả 2 bệnh.
III. Xác suất sinh con thứ 3 bị bệnh của cặp 8-9 là 50%.
IV. Nếu đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng 10 - 11 bị bệnh M thì xác suất đứa thứ 2 bị bệnh M là 1/4.
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh M và N ở người; mỗi bệnh do một trong hai alen của một gen quy định. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và liên kết hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, người số 4 và người số 5 không mang alen bệnh M, người số 6 mang cả hai loại alen gây bệnh M và N.
Phân tích phả hệ trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có thể xác định được tối đa kiểu gen của 11 người.
II. Không có đứa con nào của cặp vợ chồng 10 -11 bị cả 2 bệnh.
III. Xác suất sinh con thứ 3 bị bệnh của cặp 8-9 là 50%.
IV. Nếu đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng 10 - 11 bị bệnh M thì xác suất đứa thứ 2 bị bệnh M là 1/4.
Câu 10:
Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ, ở F2, cây thân cao chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở (P), cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ, ở F2, cây thân cao chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở (P), cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
Câu 11:
Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen BbDd, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra thể tứ bội có kiểu gen
Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen BbDd, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra thể tứ bội có kiểu gen
Câu 12:
Xét một phân tử ADN vùng nhân của vi khuẩn E.Coli chứa N15 . Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường N14 , sau 3 thế hệ trong môi trường nuôi cấy có
Xét một phân tử ADN vùng nhân của vi khuẩn E.Coli chứa N15 . Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường N14 , sau 3 thế hệ trong môi trường nuôi cấy có
Câu 13:
Ở người, alen A quy định mắt đen là trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt xanh. Nếu không có đột biến xảy ra, cặp vợ chồng nào sau đây có thể sinh ra con có người mắt đen, có người mắt xanh?
Ở người, alen A quy định mắt đen là trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt xanh. Nếu không có đột biến xảy ra, cặp vợ chồng nào sau đây có thể sinh ra con có người mắt đen, có người mắt xanh?
Câu 14:
Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí?
Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí?
Câu 15:
Loại enzim nào sau đây có khả năng làm tháo xoắn đoạn phân tử ADN, tách 2 mạch của ADN và xúc tác tổng hợp mạch polinuclêôtit mới bổ sung với mạch khuôn?
Loại enzim nào sau đây có khả năng làm tháo xoắn đoạn phân tử ADN, tách 2 mạch của ADN và xúc tác tổng hợp mạch polinuclêôtit mới bổ sung với mạch khuôn?