Câu hỏi:
23/08/2024 134Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ trường hợp
A. pháp luật cho phép.
B. có người làm chứng.
C. công an cho phép.
D. trưởng ấp cho phép.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
- Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ trường hợp pháp luật cho phép.
Hành vi tự ý vào nhà người khác mà không được cho phép là một trong các hành vi vi phạm pháp luật. Bởi theo Điều 22 Hiến pháp năm 2013, mọi công dân đều có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Do đó, không một ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
→ A đúng. B, C, D sai.
* Các quyền tự do cơ bản của công dân
a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
- Điều 71 Hiến pháp năm 1992 có quy định: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
* Nội dung:
- Không một ai dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ
- Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật.
* Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người
- Trường hợp 1: Viện Kiểm soát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can,bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội
- Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
+ Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
+ Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được
+ Khi thấy ở người hoặc chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm
- Trường hợp 3: Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
* Ý nghĩa:
- Là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất liên quan đến quyền được sống của con người
- Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữngười trái với quy định của pháp luật
- Bảo vệ quyền con người - quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
- Điều 71 Hiến pháp năm 1992: “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm …”
- Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác
* Nội dung:
- Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
- Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.
* Ý nghĩa:
- Xác định địa vị pháp lý của công dân
- Đề cao nhân tố con người
c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
- Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
- Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép thì mới được khám xét chỗ ở của một người. Việc khám xét cũng không được tuỳ tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật qui định
* Nội dung:
- Về nguyên tắc, không được ai tự tiện vào chỗ ở của người khác. Trừ một số trường hợp như sau:
+ Trường hợp 1: Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có công cụ, phương tiện để thực tiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án
+ Trường hợp 2: Khám chỗ ở của một người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội quả tang lẫn tránh.
* Ý nghĩa:
- Bảo đảm cho công dân có cuộc sống tự do
- Tránh mọi hành vi tuỳ tiện, lạm dụng quyền hạn của cán bộ, công chức nhà nước
d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
- Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
- Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
* Ý nghĩa: Bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội không bị xâm phạm
e. Quyền tự do ngôn luận
- Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước
- Quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.
+ Một là: Các cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố … trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng
+ Hai là: Có thể viết bài gửi đăng báo, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trường, chính sách và pháp luật của nhà nước…
+ Ba là: Đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở
* Ý nghĩa: Là cơ sở để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
Mục lục Giải GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ông B là chủ tịch, bà P phó chủ tịch, anh G, anh H và chị C là nhân viên, anh K là bảo vệ cùng làm việc tại phường X. Trong một cuộc họp, ông B ngắt lời không cho anh H phát biểu khi anh lên tiếng phê bình chị C. Do anh H phản đối việc bị ngắt lời nên bà P đã yêu cầu anh K buộc anh H phải rời cuộc họp. Vốn có mâu thuẫn từ trước với ông B, anh G đã viết bài chia sẻ sự việc lên mạng xã hội làm cho uy tín của ông B bị ảnh hưởng. Những ai sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?
Câu 2:
Để có tiền đi học nâng cao trình độ, chị V đã bán số vàng bố mẹ cho trước khi kết hôn. Mẹ chồng chị V là bà K, biết chuyện đã rất tức giận nên yêu cầu chị V không được đi học. Chồng chị V mặc dù không phản đối chị đi học, nhưng không đồng ý với việc vợ bán vàng mà không hỏi ý kiến của mình. Chị V buồn phiền và kể lại chuyện này với mẹ đẻ là bà P. Vì thương con gái, bà P đã gọi điện và có những lời lẽ xúc phạm bà K. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
Câu 3:
Trong quá trình bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi có lời nhờ anh A là nhân viên dưới quyền bỏ phiếu cho chị gái mình, Giám đốc B luôn đứng cạnh anh theo dõi, giám sát. Vì mang ơn giám đốc, anh A buộc phải đồng ý. Giám đốc B và anh A đã không thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
Câu 4:
Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở trong trường hợp nào sau đây?
Câu 5:
Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của mình được gọi là
Câu 6:
Chủ tịch xã X là ông P đã chỉ đạo chị M là văn thư không gửi giấy mời cho anh H là trưởng thôn X về tham dự cuộc họp về kế hoạch hỗ trợ các lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh, trên địa bản thôn anh H quản lý. Biết chuyện nên anh A đã thẳng thắn phê bình ông P trong cuộc họp và bị anh T chủ tọa ngắt lời, không cho trình bày hết ý kiến của mình. Bực tức, anh A đã bỏ họp ra về. Những ai dưới đây vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
Câu 7:
Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên là biểu hiện của nội dung nào dưới đây của cạnh tranh kinh tế?
Câu 8:
Người có năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật dân sự khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?
Câu 9:
Cơ sở sản xuất giấy X bị cán bộ môi trường lập biên bản đình chỉ hoạt động vì đã đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. Trong trường hợp này, pháp luật đóng vai trò nào dưới đây?
Câu 10:
Theo quy định của pháp luật, việc làm nào dưới đây của cơ quan có thẩm quyền không vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị?
Câu 11:
Trong quá trình giới thiệu nhân sự tham gia ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân, phát hiện ông B làm giả chứng chỉ để hoàn thiện hồ sơ quy hoạch cán bộ sở X. Anh K chánh văn phòng đã xúi giục anh M là lao động tự do nhắn tin yêu cầu ông B nộp năm mươi triệu đồng nếu không sẽ tố cáo. Lo sợ bị phát hiện, ông B đã đồng ý và hẹn gặp anh M tại quán cafe Z để giao tiền. Trên đường đến điểm hẹn, anh M bị công an bắt vì trước đó chị T làm cùng cơ quan với anh K trong một lần đi muộn đã nghe được câu chuyện của anh K với anh M nên báo với cơ quan chức năng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỷ luật?
Câu 12:
Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào dưới đây?
Câu 13:
Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, việc kiểm soát điện thoại, điện tín của công dân chỉ được tiến hành bởi
Câu 14:
Trong buổi hội diễn văn nghệ kỉ niệm 25 năm ngày thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú Z, các học sinh đều được khuyến khích mặc trang phục truyền thống, biểu diễn các bài hát và điệu múa đặc sắc của dân tộc mình. Việc làm đó thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vưc
Câu 15:
Công nhân làm việc tại công ty X. Vì lí do dịch bệnh nên ban lãnh đạo công ty đã quyết định những công nhân có quê quán đang trong vùng dịch tạm thời ở lại không được về quê. Thấy vậy công nhân B bức xúc đã có lời lẽ xúc phạm ban lãnh đạo công ty. Công nhân B đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?