Câu hỏi:
20/07/2024 135Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan điểm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1. Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa.
2. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường xảy ra phổ biến ở thực vật.
3. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lý thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều gian đoạn trung gian chuyển tiếp.
4. Hình thành loài là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật.
5. Trong quá trình hình thành loài khác khu vực địa lý, thì điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo thành loài mới.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Trả lời:
Chọn đáp án A
Các phát biểu số I, II, III đúng.
-I đúng: Hình thành loài bằng con đường sinh thái gặp ở thực vật và những động vật ít di động xa như thân mềm. Trong cùng một khu phân bố địa lý, các quần thể của các loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành các nòi sinh thái rồi đến loài mới.
-II đúng: Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài thường gặp ở thực vật. Có nhiều loài thực vật là tứ bội hoặc nói chung là đa bội (lúa mì, bông, dâu tây...). Ước tính lượng 47% thực vật có hoa và 95% dương xỉ là đa bội. Do đó, hình thành loài bằng cách tăng bội đột ngột bộ NST rất phổ biến ở thực vật. Tuy nhiên nếu cho rằng trong số thực vật có hoa, cứ 2 loài thì có 1 loài đa bội thì cơ chế này có lẽ không có một tầm quan trọng đáng kể về phương diện tiến hóa dài hạn, vì các dòng đa bội nói chung rất có thể là những “ngõ cụt tiến hóa”.
-III đúng: Hình thành loài bằng con đường cách li địa lý là phương thức có cả ở động vật lẫn thực vật, diễn ra từ từ qua các dạng trung gian. Trong phương thức này, cách li địa lý là nhân tố đầu tiên tạo điều kiện cho sự phân hóa các quần thể trong loài gốc. Các điều kiện địa lý không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
STUDY TIP
Trong con đường địa lý, nếu có sự tham gia của nhân tố biến động di truyền thì sự phân hóa kiểu gen của loài gốc diễn ra càng nhanh hơn
-IV sai: các biến đổi đồng loạt của cơ thể do tác động của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động đều liên quan đến thường biến, không làm thay đổi kiểu gen của cá thể, không di truyền do đó không có ý nghĩa đối với tiến hóa → không thể hình thành loài mới.
-V sai: điều kiện địa lý là điều kiện ban đầu làm phân hóa quần thể và duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể. Tuy nhiên, điểm sai khác trên cơ thể sinh vật và sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể là do các nhân tố tiến hóa tạo ra.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Để nghiên cứu sự di truyền của tính trạng màu hoa và chiều cao cây ở một loài thực vật, người ta tiến hành lai giữa các cây (P) thuần chủng hoa trắng, thân cao với các cây thuần chủng hoa trắng, thân thấp. Kết quả ở F1 thu đuợc toàn cây hoa đỏ, thân cao. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, F2 thu đuợc các kiểu hình như sau: 810 cây hoa đỏ, thân cao; 315 cây hoa đỏ, thân thấp; 690 cây hoa trắng, thân cao; 185 cây hoa trắng, thân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến và mỗi diễn biến trong quá trình giảm phân tạo noãn và tạo hạt phấn đều giống nhau. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?
1. Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật tuơng tác bổ sung.
2. Hoán vị gen (nếu có) bằng 20%.
3. Kiểu gen của cây hoa trắng, thân thấp ở P có thể là
4. Khi cho các cây hoa trắng ở F2 giao phấn với nhau, tỉ lệ kiểu hình ở F3 theo lí thuyết là 576 hoa đỏ : 1825 hoa trắng
Câu 2:
Ở một loài động vật xét 400 tế bào sinh tinh có kiểu gen thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử, kết thúc quá trình giảm phân của các tế bào này đã tạo các loại giao tử theo tỷ lệ 3 : 3 : 1 : 1. Biết không xảy ra đột biến, theo lý thuyết số lượng tế bào sinh tinh giảm phân có xảy ra hoán vị gen là:
Câu 3:
Người ta nuôi cấy các mẫu mô của thực vật hoặc từng tế bào trong ống nghiệm rồi sau đó cho chúng tái sinh thành cây. Phương pháp nào sau đây có ưu điểm nổi trội là:
Câu 4:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có 3 alen là Ai; A2; A3 quy định. Trong đó, alen Al quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen Al quy định hoa vàng và trội hoàn toàn so với alen A3 quy định hoa trắng. Alen Al trội hoàn toàn so vói alen A3. Cho các cây hoa đỏ (P) giao phấn với nhau, thu được các hợp tử Fl. Gây đột biến tứ bội hóa các hợp tử Fl thu được các cây tứ bội. Lấy một cây tứ bội có hoa đỏ ở F1 cho tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình cây hoa vàng chiếm tỉ lệ 1/36. Cho rằng cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội; các giao tử lưỡng bội thụ tinh với xác suất như nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về F2 là đúng?
1. Loại kiểu gen chỉ có 1 alen Al chiếm tỉ lệ 1/36.
2. Loại kiểu gen chỉ có 1 alen A3 chiếm tỉ lệ 2/9.
3. Có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ và 1 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa vàng.
4. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng, xác suất thu được cây không mang alen A3 là 1/35.
Câu 5:
Ở ruồi giấm, hai gen B và V cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Trong đó, alen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy định thân đen; alen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen v quy định cánh cụt; gen D nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở đoạn không tương đồng quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Cho ruồi cái thân xám. cánh dài, mắt đỏ giao phối với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng thu được F1 có 100% cá thể mang kiểu hình giống ruồi mẹ. Các cá thể F1 giao phối tự do với nhau thu được F2. Ở F2, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 1,25%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Kiểu gen của ruồi cái F1 là .
II. Tần số hóa vị gen của con ruồi đực F1 là 20%.
III. Nếu cho ruồi cái F1 lai phân tích thì ở đời con, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 2,5%.
IV. Cho các con ruồi cái có kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F2 giao phối với con ruồi đực F1. Ở thế hệ con, trong những con ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ thì con ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ dị hợp chiếm tỉ lệ 72,3%.
Câu 6:
Ở một loài thực vật, khi lai các cây hoa đỏ với hoa trắng, người ta thu được F1 100% cây hoa đỏ. Cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn, được F2 có tỷ lệ phân ly kiểu hình 3 đỏ : 1 trắng. Lấy ngẫu nhiên 4 cây hoa đỏ ở F2 cho tự thụ phấn, xác suất để đời con cho tỷ lệ phân ly kiểu hình 7 đỏ : 1 trắng là bao nhiêu? Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Câu 7:
Ở một loài thực vật, chiều cao được quy định bởi một số cặp gen, mỗi alen trội đều góp phần như nhau để làm tăng chiều cao cây. Khi lai giữa một cây cao nhất có chiều cao 210cm với cây thấp nhất có chiều cao 160cm được F1 có chiều cao trung bình. Cho các cây F1 giao phấn thu được các cây F2 có 11 loại kiểu hình khác nhau về chiều cao. Theo lý thuyết, nhóm cây có chiều cao 180cm chiếm tỷ lệ?
Câu 8:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?
1. Xét ở mức độ phân tử, đa số đột biến gen là có hại.
2. Đột biến điểm nếu không làm thay đổi chiều dài của gen thì cũng không làm thay đổi cấu trúc chuỗi polipeptit do gen đó quy định.
3. Đột biến gen có thể làm cho alen đột biến có số nucleotit ít hơn alen ban đầu 1 nucleotit.
4. Ở gen đột biến, hai mạch của gen không liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 9:
Khi nói về chuỗi thức ăn, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1. Mỗi chuỗi thức ăn thường có không quá 6 bậc dinh dưỡng.
2. Chuỗi thức ăn khởi đầu sinh vật ăn mùn bã là hệ quả của chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
3. Kích thước của quần thể sinh vật ở mắt xích sau luôn lớn hơn kích thước quần thể ở mắt xích trước.
4. Trong các hệ sinh thái già, chuỗi thức ăn mùn bã thường chiếm ưu thế.
5. Hệ sinh thái vùng khơi thường có số lượng chuỗi thức ăn nhiều hơn các hệ sinh thái vùng thềm lục địa.
Câu 10:
Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp tử Aa là 0,4. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử trong quần thể sẽ là?
Câu 11:
Ở một loài động vật ngẫu phối, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY, con cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX. Xét 3 gen, trong đó: gen thứ nhất có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thuờng; gen thứ hai có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tuơng ứng trên Y, gen thứ ba có 4 alen nằm trên đoạn tuơng đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, Y. Tính theo lí thuyết, có các nhận định sau:
I. Số kiểu gen tối đa ở loài động vật này về ba gen nói trên là 378.
II. Số kiểu gen tối đa ở giới cái là 310.
III. Số kiểu gen dị hợp tối đa ở giới cái là 210.
IV. Số kiểu gen dị hợp một cặp gen ở giới cái là 72.
Số nhận định đúng là
Câu 12:
Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây là đúng?
Câu 13:
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?
Câu 14:
Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật xung quanh là ví dụ về quan hệ?
Câu 15:
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; gen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài; gen E quy định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen e quy định quả chín muộn, thực hiện phép lai P: thu được đời con có kiểu hình thân thấp, hoa trắng, quả
dài, chín muộn chiếm 0,16%. Biết khoảng cách giữa hai gen D và E là 40cM. Cho biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khoảng cách giữa hai gen A và B là 20cM.
II. Ở F1 tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ, quả dài, chín sớm dị hợp là 10,98%.
III. Ở F1 tỉ lệ kiểu hình có hai tính trạng trội và hai tính trạng lặn là 21,96%.
IV. Ở F1 tỉ lệ kiểu hình có ba tính trạng trội và một tính trạng lặn là 45,36%.