Câu hỏi:
18/07/2024 84Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
B. Mức sinh sản của một quần thể động vật chỉ phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của mỗi lứa đẻ
C. Mức sinh sản của quần thể thường giảm khi điều kiện sống không thuận lợi như thiếu thức ăn, điều kiện khí hậu thay đổi bất thường
D. Mức tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể, các điều kiện sống của môi trường và mức độ khai thác của con người
Trả lời:
Đáp án B
* Những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể.
- Mức sinh sản:
+ Mức sinh sản là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.
+ Mức sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của một lứa đẻ, số lứa đẻ của một cá thể cái trong đời, tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể,... và tỉ lệ đực/cái của quần thể.
+ Khi thiếu thức ăn, nơi ở hoặc điều kiện khí hậu không thuận lợi, mức sinh sản của quần thể thường bị giảm sút.
- Mức tử vong:
+ Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
+ Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể và các điều kiện sống của môi trường như sự biến đổi bất thường của khí hậu, bệnh tật, lượng thức ăn có trong môi trường, số lượng kẻ thù,... và mức độ khai thác của con người.
- Phát tán cá thể của quần thể sinh vật:
+ Phát tán là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể.
+ Ở những quần thể có điều kiện sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào,... hiện tượng xuất cư thường diễn ra ít và nhập cư không gây ảnh hưởng rõ rệt tới quần thể. Mức độ xuất cư tăng cao khi quần thể đã cạn kiệt nguồn sống, nơi ở chật trội, sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể trở lên gay gắt.
* Sự biến động số lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh bởi sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, xuất cư, nhập cư. Trong đó sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
+ Khi số lượng cá thể của quần thể tăng lên thì sẽ dẫn tới thiếu nguồn sống, khi đó sự cạnh tranh cùng loài sẽ tăng lên, sức sinh sản giảm, tử vong tăng, xuất cư tăng làm giảm số lượng cá thể của quần thể.
+ Khi số lượng cá thể giảm thì nguồn sống trong môi trường trở nên dồi dào làm tăng tỉ lệ sinh sản, giảm tỉ lệ tử vong, nhập cư tăng dẫn tới làm tăng số lượng cá thể.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ở người, răng khểnh alen lặn a nằm trên NST thường qui định, alen trội A qui định răng bình thường; thuận tay phải do một alen trội B nằm trên cặp NST thường khác quy định, alen lặn b quy định thuận tay trái. Cả hai tính trạng này đều thể hiện hiện tượng ngẫu phối và cân bằng di truyền qua các thế hệ. Trong một quần thể cân bằng người ta thấy tần số alen a là 0,2, còn tần số alen B là 0,7. Nếu một người đàn ông thuận tay phải, răng bình thường và một người phụ nữ thuận tay phải, răng khểnh trong quần thể này lấy nhau thì khả năng họ sinh ra một đứa con trai thuận tay trái, răng bình thường và một đứa con gái thuận tay phải, răng khểnh là bao nhiêu?
Câu 2:
Cho bảng sau đây về đặc điểm của một số hình thức ứng dụng di truyền học trong tạo giống bằng công nghệ tế bào:
Loại ứng dụng |
Đặc điểm |
(1) Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa |
(a) Từ một mô sinh dưỡng ban đầu có thể tạo ra một số lượng lớn cá thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau chỉ trong một thời gian ngắn. |
(2) Nuôi cấy mô thực vật |
(b) Được xem là công nghệ tăng sinh ở động vật |
(3) Tách phôi động vật thành nhiều phần, mỗi phần phát triển thành một phôi riêng biệt |
(c) Có sự dung hợp giữa nhân tế bào sinh dưỡng với tế bào chất của trứng. |
(4) Nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân ở động vật |
(d) Tạo được các dòng đồng hợp về tất cả các cặp gen. |
(5) Dung hợp tế bào trần |
(e) Cơ thể lai mang bộ NST của hai loài bố mẹ. |
Tổ hợp ghép đúng là:
Câu 3:
Có bao nhiêu biện pháp sau đây có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng?
(1) Ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng.
(2) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.
(3) Vận động đồng bào dân tộc bỏ lối sống trong rừng du canh, du cư.
(4) Chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất.
(5) Thay thế các rừng nguyên sinh bằng các rừng trồng có năng suất cao hơn.
Câu 4:
Khả năng kháng thuốc của một loài động vật do một gen nằm ở ti thể quy định. Người ta thực hiện một phép lai P giữa con đực có khả năng kháng thuốc với con cái không có khả năng kháng thuốc, đời con xuất hiện 10% số con có khả năng kháng thuốc. Biết rằng hiện tượng đột biến không xảy ra trong quá trình giảm phân tạo giao tử của cả hai giới đực và cái. Cho một số nhận xét như sau:
(1) Tính trạng không kháng thuốc là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng kháng thuốc.
(2) Khả năng kháng thuốc ở hợp tử sẽ thay đổi khi bị thay bằng một nhân tế bào có kiểu gen hoàn toàn khác.
(3) Tính trạng kháng thuốc ở đời con chỉ xuất hiện ở các cá thể cái.
(4) Con cái không có khả năng kháng thuốc ở thế hệ bố mẹ chỉ mang một loại alen về tính trạng kháng thuốc.
(5) Nếu thực hiện phép lai nghịch thì tất cả con sinh ra đều có khả năng kháng thuốc.
Phương án nào sau đây là đúng?
Câu 5:
Các cơ thể nào sau đây tạo ra giao tử mang alen lặn chiếm tỉ lệ 50%?
Câu 6:
Bằng phương pháp phân tích hóa sinh dịch ối người ta có thể phát hiện sớm bệnh, tật di truyền nào sau đây ở thai nhi?
Câu 7:
Để tạo động vật chuyển gen, người ta thường dùng phương pháp vi tiêm để tiêm gen vào hợp tử, sau đó hợp tử phát triển thành phôi, chuyển phôi vào tử cung con cái. Việc tiêm gen vào hợp tử được thực hiện khi
Câu 8:
Dựa vào hiện tượng nào trong giảm phân để phân biệt các đột biến cấu trúc NST đã xảy ra?
Câu 9:
Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là
Câu 11:
Ở một loài, xét hai cặp gen A, a và B, b nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 1% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Nếu khả năng sống sót và thụ tinh của các giao tử đều như nhau, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về đời con của phép lai: ♂ AaBb × ♀AaBb?
(1) Cơ thể đực có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử.
(2) Số kiểu gen tối đa là 32.
(3) Số kiểu gen đột biến tối đa ở là 12.
(4) Hợp tử có kiểu gen AAB chiếm tỉ lệ 0,125%.
Câu 12:
Bảng sau cho biết nơi sản xuất của một số hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống.
Tên hoocmôn |
Nơi sản xuất |
(1) Hoocmôn sinh trưởng (GH) |
(a) Tuyến giáp |
(2) Tirôxin |
(b) Tinh hoàn |
(3) Ơstrôgen |
(c) Buồng trứng |
(4) Testostêrôn |
(d) Tuyến yên |
Câu 14:
Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất?
Câu 15:
Cho các phát biểu sau đây về giới hạn sinh thái:
(1) Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của mỗi nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
(2) Ở khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
(3) Các cá thể trong cùng một loài đều có giới hạn sinh thái về mỗi nhân tố sinh thái giống nhau.
(4) Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái chính là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.
Số phát biểu đúng là: