Câu hỏi:
22/07/2024 173Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng.
B. Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực.
C. Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.
D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn.
Trả lời:
Chọn đáp án A. Giải thích:
- Sinh vật thích nghi với môi trường cho nên loài sống ở vùng xích đạo có nhiệt độ môi trường khá ổn định nên sẽ có giới hạn sinh thái về nhiệt hẹp hơn loài sống ở các vùng cực.
- Cơ thể lúc còn non có khả năng chống chịu kém nên có giới hạn sinh thái về nhiệt hẹp hơn các cá thể trưởng thành của cùng loài đó.
- Sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái ngoài khoảng cực thuận thì sinh vật chuyển sang chống chịu và ngoài khoảng chống chịu là diểm gây chết.
- Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có khả năng thích nghi thấp nên vùng phân bố hẹp hơn các loài có giới hạn sinh thái rộng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ở vi khuẩn E.coli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong opêrôn Lac và gen điều hòa, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Nếu gen Z nhân đôi 1 lần thì gen điều hòa cũng nhân đôi 1 lần.
II. Nếu gen Y phiên mã 5 lần thì gen A cũng phiên mã 5 lần.
III. Nếu gen điều hòa phiên mã 10 lần thì gen Z cũng phiên mã 10 lần.
IV. Nếu gen A nhân đôi 1 lần thì gen Z cũng nhân đôi 1 lần.
Câu 2:
Có một đoạn của một gen cấu trúc có trình tự các nuclêôtit là
Mạch 1: 3'TAX-GGG-GXG-XXX-XAT-ATT5'
Mạch 2: 5'ATG-XXX-XGX-GGG-GTA-TAA3'
Đoạn gen trên tiến hành phiên mã 2 lần, mỗi phân tử mARN có 10 riboxom trượt qua 1 lần tạo ra các đoạn pôlipeptit. Biết rằng mỗi đoạn pôlipeptit có 5 axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mạch 2 của gen là mạch gốc.
II. Đoạn gen trên dài 6,12 nm.
III. tạo ra 20 pôlipeptit.
IV. Quá trình dịch mã cần môi trường cung cấp 100 axit amin.
Câu 3:
Một phân tử ADN có số nuclêôtit loại A chiếm 15%. Tỉ lệ của gen là bao nhiêu?
Câu 4:
Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA: 0,5Aa:0,25aa. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể chịu tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn quần thể sẽ xuất hiện kiểu gen mới.
II. Nếu quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,36AA: 0,48Aa:0,16aa thì chứng tỏ quá trình chọn lọc đang chống lại alen lặn.
III. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì có thể sẽ có tỉ lệ kiểu gen là 100% AA.
IV. Nếu có di - nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen a của quần thể.
Câu 5:
Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa; cặp NST số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen
Câu 6:
Cho hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa lai với nhau được F1. Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử F1 đã xảy ra đột biến tứ bội hóa. Kiểu gen của các cơ thể tứ bội này là
Câu 7:
Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 8:
Ở một loài thú, tính trạng màu lông do một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Alen A1 quy định lông đen trội hoàn toàn so với các alen A2, A3, A4; Alen A2 quy định lông xám trội hoàn toàn so với các alen A3, A4; Alen A3 quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định lông trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cá thể lông xám giao phối với cá thể lông vàng, thu được F1 có tối đa 4 loại kiểu gen, 3 loại kiểu hình.
II. Cho 1 cá thể lông đen giao phối với 1 cá thể lông trắng, đời con có thể có tỉ lệ kiểu hình là 1 con lông đen : 1 con lông vàng.
III. Cho 1 cá thể lông đen giao phối với 1 cá thể lông trắng, đời con có thể có tỉ lệ kiểu hình là 1 con lông đen : 1 con lông xám.
IV. Cho 1 cá thể lông vàng giao phối với 1 cá thể lông vàng, đời con có thể có tỉ lệ kiểu hình là 3 con lông vàng : 1 con lông xám.
Câu 9:
Khi nói về quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình hô hấp sẽ bị ức chế nếu nồng độ CO2 quá thấp.
II. Nếu nhiệt độ quá thấp sẽ ức chế quá trình hô hấp.
III. Ở hạt đang nảy mầm, quá trình hô hấp sẽ diễn ra mạnh hơn so với hạt thô.
IV. Trong thí nghiệm phát hiện hô hấp, hiện tượng làm đục nước vôi trong là minh chứng chứng tỏ hô hấp sử dụng khí O2.
Câu 10:
Một quần thể động vật giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 4 alen nằm trên NST thường quy định. Trong đó alen A1 quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen A2 và alen A3 và A4; Alen A2 quy định cánh xám trội hoàn toàn so với các alen A3 và A4; Alen A3 quy định cánh vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định cánh trắng. Một quần thể dang ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ kiểu hình là: 51% con cánh đen : 33% con cánh xám : 12% con cánh vàng : 4% con cánh trắng. Biết rằng xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số alen A1 là 0,3.
II. Tổng số cá thể cánh đen dị hợp chiếm 42%.
III. Tổng số cá thể có kiểu gen dị hợp chiếm 74%.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cánh xám, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 3/11.
Câu 11:
Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì có hoa màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Ở phép lai AaBb × aaBb, đời con có tỉ lệ kiểu hình
Câu 12:
Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 13:
Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?
Câu 14:
Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài đều dẫn tới làm hại cho loài.
II. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.
III. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
IV. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp gây ra sự chọn lọc tự nhiên.
V. Khi mật độ cao và nguồn sống khan hiếm, các cá thể cùng loài có khuynh hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản.
Câu 15:
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen quy dịnh. Cho hai cây đều có hoa hồng giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa hồng.
II. Trong tổng số cây hoa đỏ ở F2, số cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/9.
III. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2, thu được F3 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/27.
IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa trắng, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.