Câu hỏi:
05/08/2024 175Khi nói về các chu trình sinh địa hóa, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch có thể làm cho khí hậu trái đất nóng lên
B. Tất cả lượng carbon của quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
C. Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn nitrate hóa và vi khuẩn phản nitrate hóa luôn làm giàu nguồn dinh dưỡng khoáng nitrogen cung cấp cho cây.
D. Nước trên trái đất không luân chuyển theo vòng tuần hoàn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
- Việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch có thể làm cho khí hậu trái đất nóng lên vì nó sinh ra khí CO2 với hàm lượng quá ngưỡng cho phép từ đó gây ra hiệu ứng nhà kính làm cho khí hậu trái đất nóng lên.
A đúng.
- Không phải tất cả lượng carbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn mà có phần lắng đọng hình thành nên các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu lửa ,..
B sai.
- Vi khuẩn phản nitrate hóa làm giảm nồng độ đạm trong đất : thành .
C sai.
- Nước trên trái đất luân chuyển theo vòng tuần hoàn.
D sai.
* Tìm hiểu một số chu trình sinh địa hóa
1. Chu trình Cacbon
- Cacbon là nguyên tố cần thiết cho mọi sinh vật sống, là thành phần cấu tạo của các chất sống.
- Chu trình cacbon:
+ Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon điôxit CO2: Thực vật hấp thụ CO2 qua quá trình quang hợp để tạo ra chất hữu cơ → Động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm thức ăn rồi lại chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ăn thịt → Cacbon trả lại môi trường qua các con đường như hô hấp của thực vật, động vật, vi sinh vật; sự phân giải của vi sinh vật và sự đốt cháy nhiên liệu trong công nghiệp.
+ Một phần cacbon không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường đất, môi trường nước như: than đá, dầu hoả,…
- Hiện nay, do các hoạt động của con người, cùng với việc chặt phá rừng đã làm cho nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên. Đó là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên và gây thêm nhiều thiên tai.
2. Chu trình Nitơ
- Nitơ chiếm tới 79% thể tích khí quyển và là một khí trơ.
- Chu trình nitơ:
+ Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối NH4+ (amôn), NO3- (nitrat), NO2- (nitrit). Các muối trên được hình thành trong tự nhiên bằng con đường vật lí, hóa học và sinh học. Tuy nhiên, lượng muối nitơ được tổng hợp lớn hơn cả là bằng con đường sinh học.
+ Sau đó, nitơ trao đổi trong quần xã qua chuỗi và lưới thức ăn.
+ Nitơ từ xác sinh vật trở lại môi trường thông qua hoạt động phân giải chất hữu cơ của vi khuẩn, nấm,…; hoạt động phản nitrat của vi khuẩn trả lại một lượng nitơ phân tử cho đất, nước và bầu khí quyển.
3. Chu trình nước
- Nước là thành phần không thể thiếu của cơ thể và chiếm phần lớn khối lượng của cơ thể sinh vật.
- Chu trình nước: Nước trên Trái Đất luôn luôn luân chuyển theo vòng tuần hoàn.
+ Nước mưa rơi xuống đất, một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, một phần tích lũy trong sông, suối, ao, hồ,…
+ Nước mưa trở lại bầu khí quyển dưới dạng nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất.
+ Giữa cơ thể và môi trường luôn xảy ra quá trình trao đổi nước.
Xem thêm một số bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
Giải SGK Sinh học 12 Bài 31: Sinh quyển, khu sinh học và chu trình sinh - địa - hóa
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi nói về quan hệ giữa hô hấp với quá trình trao đổi khoáng trong cây, phát biểu nào dưới đây sai?
Câu 2:
Cho biết alen lặn là alen đột biến thì cơ thể có kiểu gen nào sau đây là thể đột biến?
Câu 3:
Trong mô hình điều hòa hoạt động của các gen trong operon Lac do F.Jacop và J.Mono phát hiện thì chất cảm ứng là
Câu 4:
Phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền phân li độc lập với nhau, mỗi bệnh do một gen quy định. Biết quần thể đang cân bằng di truyền, trong đó khi chỉ xét về bệnh thứ nhất thì có 16% số người bị bệnh; khi chỉ xét về bệnh thứ 2 thì có 1% số người bị bệnh.
Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, xác suất để người số 18 là gái và không bị bệnh là bao nhiêu?
Câu 6:
Ba loài cỏ hoang dại A, B, C có bộ nhiễm sắc thể lần lượt là 2n = 20; 2n = 26; 2n = 30. Từ 3 loài này, đã phát sinh 5 loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa. Quá trình hình thành 5 loài mới này được mô tả bừng bảng sau đây:
Loài | I | II | III | IV | V |
Cơ chế hình thành | Thể song nhị bội từ loài A và loài B | Thể song nhị bội từ loài A và loài C | Thể song nhị bội từ loài B và loài C | Thể song nhị bội từ loài A và loài I | Thể song nhị bội từ loài B và loài III |
Bộ nhiễm sắc thể của các loài I, II, III, IV và V lần lượt là:
Câu 7:
Bọ xít có vòi chích dịch cây mướp để sinh sống. Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ
Câu 8:
Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng; B quy định quả to trội hoàn toàn so với b quy định quả nhỏ; Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST. Thực hiện phép lai P: , thu được F1 có kiểu hình hoa trắng, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 6%. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số bằng nhau. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể có kiểu hình hoa đỏ, quả to; xác suất thu được 1 cá thể dị hợp về 2 cặp gen là
Câu 9:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
Câu 10:
Do thiếu thức ăn và nơi ở, các cá thể trong quần thể của một loài thú đánh lẫn nhau để bảo vệ nơi sống. Đây là ví dụ về mối quan hệ
Câu 12:
Một loài thực vật, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (P), thu được F1 có tổng số 1200 cây. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng về F1?
Câu 13:
Cho biết A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Có bao nhiêu kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ?