Câu hỏi:
21/07/2024 915Khi làm thí nghiệm, không may làm vỡ ống hóa chất xuống sàn nhà ta cần phải làm gì đầu tiên?
A. Lấy tay hót hóa chất bị đổ vào ống hóa chất khác.
B. Dùng tay nhặt ống hóa chất đã vỡ vào thùng rác.
C. Trải giấy thấm lên dung dịch đã bị đổ ra ngoài.
D. Gọi cấp cứu y tế.
Trả lời:
Khi làm thí nghiệm, không may làm vỡ ống hóa chất thì chúng ta phải:
- Báo ngay với giáo viên.
- Trải giấy thấm lên dung dịch bị đổ từ ngoài vào trong
- Nếu bị hoá chất bám vào người, quần áo thì phải cởi bỏ phần quần áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.
- Nếu bị chảy máu, xây xát thì phủ vết thương bằng gạc vô khuẩn hoặc dùng vải sạch. Nếu bệnh nặng hơn, cần gọi cấp cứu y tế.
A – không đảm bảo an toàn.
B – không đảm bảo an toàn.
C – cần thực hiện ngay tránh hóa chất bám vào người và lan rộng ra khu vực khác.
D – cần làm trong trường hợp có người bị thương.
Chọn đáp án C.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Theo em, những hoạt động nào trong phòng thực hành ở hình bên là không an toàn?
Câu 2:
Tại sao sau khi làm thí nghiệm xong cần phải rửa sạch tay bằng xà phòng?
Câu 8:
a) Tại sao chúng ta cần tuân thủ những nội quy, quy định trong phòng thực hành?
b) Hãy chỉ ra nội dung cảnh báo về chất độc, chất ăn mòn, chất độc sinh học, nguy hiểm về điện ứng với mỗi kí hiệu trong hình dưới đây.
Câu 9:
Em hãy cho biết mỗi biển báo dưới đây có ý nghĩa gì? Cả 3 biển báo này có đặc điểm gì chung?
Câu 10:
Hoạt động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?
Câu 11:
Tại sao cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất?
Câu 12:
Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành. Thực hiện được các quy định an toàn trong phòng thực hành
Câu 13:
Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?
Câu 14:
Khi làm thí nghiệm, không may làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, ta cần phải làm gì khi thu dọn thủy ngân?
Câu 15:
Vẽ hai cột, cột (1) là "An toàn" và cột (2) là "Không an toàn" trên Phiếu học tập. Sắp xếp các tình huống dưới đây (chỉ cần ghi a, b, c, ...) vào đúng cột.
a) Thực hiện theo chỉ dẫn cho giáo viên. Báo cáo với giáo viên ngay nếu thấy mối nguy hiểm (một sự cố bất thường, làm nứt, vỡ dụng cụ thủy tinh, đổ tràn hóa chất ra bàn, ...).
b) Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun.
c) Ngửi hoặc nếm để tìm hiểu xem hóa chất có mùi, vị lạ không.
d) Đọc kĩ nhãn ghi trên mỗi lọ chứa hóa chất. Cẩn thận khi làm thí nghiệm với các hóa chất có tính ăn mòn. Rửa tay kĩ sau khi xử lí hóa chất.
e) Cẩn thận khi cầm đồ thủy tinh, dao và các dụng cụ sắc nhọn khác.
g) Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm vào thực vật hoặc động vật.
h) Dọn dẹp và cất thiết bị sau khi hoàn thành thí nghiệm. Vứt bỏ chất thải thí nghiệm đúng nơi quy định.