Câu hỏi:
20/07/2024 147Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất khi cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọc?
A. Bột đá vôi và muối ăn.
B. Bột than và sắt.
C. Đường và muối.
D. Giấm và rượu.
Trả lời:
Đáp án A
- Khi cho bột đá vôi và muối ăn vào nước thì chỉ có muối ăn tan, lọc thu được bột đá vôi.
- Bột than và sắt đều không tan trong nước nên không tách được.
- Đường và muối đều tan trong nước nên không tách được.
- Giấm và rượu là chất lỏng tan tốt trong nước tạo thành dung dịch nên không tách được.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Có một mẫu muối có lẫn cát. Em hãy đề xuất phương pháp tách muối khỏi cát.
Câu 2:
Lấy một số vị dụ về quá trính tách chất trong tự nhiên và trong đời sống mà em biết.
Câu 3:
Lọc nước từ hỗn hợp nước lẫn đất
Chuẩn bị: nước, 2 cốc thủy tinh, đất, phễu lọc, giấy lọc.
Tiến hành:
- Lấy một cốc nước, cho 1 thìa đất vào cốc. Khuấy mạnh cho hỗn hợp trong cốc đục đều lên. Dừng khuấy và quan sát.
- Gấp giấy lọc và đặt vào phễu (hình 17.3)
- Gạn lấy lớp nước dưới phía trên (gọi là nước gạn), đem rót từ từ đến hết vào phễu lọc có giấy lọc (hình 17.4). Nước chảy ra khỏi phễu lọc được thu vào cốc hứng, gọi là nước lọc.
Em hãy quan sát, so sánh màu sắc của nước gạn và nước lọc.
Câu 4:
Tại sao hạt bụi bị tách ra khỏi không khí, hạt phù sa bị tách khỏi nước sông?
Câu 5:
Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?
Câu 6:
Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?
Câu 9:
Quá trình làm muối từ nước biển sử dụng phương pháp tách chất nào?
Câu 10:
Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho vào nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng?
Câu 11:
Từ xưa có câu:" đãi cát tìm vàng". Vậy người ta đã tách vàng ra khỏi cát như thế nào?
Câu 12:
Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc rơi trước một cái quạt gió. Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có
Câu 13:
Trên thực tế em thường gặp chất tinh khiết hay hỗn hợp? Vì sao chúng ta cần phải tách chất?
Câu 14:
Tách dầu ăn khỏi nước
Chuẩn bị: 1 chai nhựa khoảng 500 ml, dầu ăn, phễu chiết, cốc thủy tinh.
Tiến hành:
- Rót nước đến ¼ chai nhựa, thêm dầu ăn đến ½ chai. Đậy nắp chai, lắc mạnh, quan sát hỗn hợp trong chai.
- Rót hỗn hợp trong chai ra phễu chiết, để yên vài phút cho tách lớp. Mở từ từ khóa phễu chiết cho chất lỏng phía dưới (nước) chảy xuống cốc. Khi phần dầu ăn chạm vào bề mặt khóa thì vặn khóa lại. Quan sát chất lỏng thu được trong cốc.
Quan sát và trả lời các câu hỏi:
a) Nước và dầu ăn, chất lỏng nào nặng hơn?
b) Tại sao phải mở khóa phễu chiết một cách từ từ?
c) Các chất lỏng thu được có còn lẫn vào nhau không?
Câu 15:
Một hỗn hợp gồm bột sắt và đồng, có thể tách riêng hai chất bằng cách nào sau đây?