Câu hỏi:
31/10/2024 916Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ:
A. Trước tới
B. Trên xuống
C. Trái sang
D. Cả 3 đáp án trên
Trả lời:
Đáp án đúng: B
*Lời giải
A sai vì là hình chiếu đứng
C sai vì là hình chiếu cạnh
*Phương pháp giải
- nắm kỹ kiến thức về các loại mặt phẳng hình chiếu vuông góc:
+ Mặt phẳng chính diện P1 được gọi là mặt phẳng hình chiếu đứng.
+ Mặt phẳng nằm ngang P2 được gọi là mặt phẳng hình chiếu bằng.
+ Mặt phẳng bên phải P3 được gọi là mặt phẳng hình chiếu cạnh.
*Lý thuyến cần nắm và các dạng bài toán về: "Phương pháp chiếu góc thứ nhất"
- Để biểu diễn chính xác hình dạng của một vật thể, thông thường phải sử dụng 3 hình chiếu vuông góc của vật thể lên 3 mặt phẳng hình chiếu khác nhau (Hình 2.3).
- Trong đó:
+ Mặt phẳng chính diện P1 được gọi là mặt phẳng hình chiếu đứng.
+ Mặt phẳng nằm ngang P2 được gọi là mặt phẳng hình chiếu bằng.
+ Mặt phẳng bên phải P3 được gọi là mặt phẳng hình chiếu cạnh.
- Các hình chiếu (Hình 2.4):
+ Hình chiếu đứng là hình chiếu vuông góc của vật thể theo hướng từ trước lên mặt phẳng hình chiếu đứng.
+ Hình chiếu bằng là hình chiếu vuông góc của vật thể theo hướng từ trên lên mặt phẳng hình chiếu bằng.
+ Hình chiếu cạnh là hình chiếu vuông góc của vật thể theo hướng từ trái lên mặt phẳng hình chiếu cạnh.
- Để 3 hình chiếu vuông góc cùng nằm trong mặt phẳng bản vẽ, mặt phẳng hình chiếu bằng được mở xuống dưới và mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở sang phải cho trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng, kết quả thu được như Hình 2.57.
- Trên bản vẽ không vẽ các mặt phẳng hình chiếu nên bản vẽ các hình chiếu vuông góc sẽ được trình bày như trên Hình 2.5b.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 2: Hình chiếu vuông góc
Giải Công nghệ 8 Bài 2 (Kết nối tri thức): Hình chiếu vuông góc
TOP 40 câu hỏi Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 2 (có đáp án): Hình chiếu
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 6:
Ren trục và ren lỗ muốn ăn khớp được với nhau thì yếu tố nào phải như nhau?
Câu 15:
Trong giao tiếp, con người dùng các phương tiện thông tin khác nhau để: