Câu hỏi:
22/07/2024 131Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án nêu dưới đây nói về vai trò của giao phối ngẫu nhiên trong quá trình tiến hoá
A. Giao phối ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
B. Giao phối ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Giao phối ngẫu nhiên cung cấp nguồn biến dị di truyền cho quần thể
D. Giao phối ngẫu nhiên làm tăng tần số alen có lợi trong quần thể.
Trả lời:
Đáp án C
Giao phối ngẫu nhiên cung cấp nguồn biến dị tổ hợp cho quần thể
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một đoạn trình tự nucleotit trên một mạch của một phân tử ADN sợi kép và trình tự axit amin tương ứng với nó được vẽ dưới đây. Cho biết các bộ ba UUU mã hóa Phenin alanin, UUA mã hóa Leuxin, AAG mã hóa Lysin, AGX mã hóa Serin.
Hãy cho biết trong số các phát biểu dưới đây có bao nhiêu phát biểu là đúng?
(1) Mạch ADN ở trên là mạch làm khuôn để phiên mã.
(2) Nếu lượng G+X trên mạch ADN ở trên là 40%, thì lượng A+T trên mạch ADN bổ sung với nó sẽ là 60%.
(3) Nếu lượng G+X trên mạch ADN ở trên là 40%, thì lượng A+U trên bản phiên mã nguyên thủy của gen này sẽ là 60%.
(4) Trình tự nucleotit của mARN sẽ là 5' ....... UUU AAG UUA AGX ....... 3'
Câu 2:
Có bao nhiêu phát biểu là đúng khi nói về gen cấu trúc?
(1) Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hoá axit amin (intron).
(2) Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm ba vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
(3) Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hoá liên tục, không chứa các đoạn không mã hoá axit amin (intron).
(4) Vùng điều hoà nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
Câu 3:
Một vùng ADN sợi kép được vẽ ở hình dưới; các gạch nối ngang là các đoạn trình tự có chiều dài không xác định:
Xảy ra đảo đoạn với đoạn ADN nằm trong khung vuông. Hình nào dưới đây vẽ đúng về đoạn ADN sau khi xảy ra đảo đoạn?
Câu 4:
Ở ruồi giấm, 2n = 8. Một nhóm tế bào sinh tinh mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc 2 cặp tương đồng số 2 và số 4. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lý thuyết, tổng tỉ lệ các loại giao tử có thể mang NST đột biến trong tổng số giao tử là
Câu 5:
Ở một loài thực vật, tiến hành phép lai giữa cây thân cao, muộn và cây thân thấp, sớm, ở F1 thu được 100% thân cao, chín sớm. Cho cac cây F1 lai với nhau, đem gieo các hạt F2, trong số 28121 cây thu được xuất hiện 4 lớp kiểu hình là thân cao, chín sớm; thân thấp, chín muộn; thân cao, chin muộn và thân thấp, chín sớm. Số lượng cây thân thấp, muộn là 280 cây. Nhận định nào dưới đây là chính xác biết rằng diễn biến giảm phân hình thành giao tử đực và cái là như nhau
Câu 6:
Ở loài chim Công (Pavo cristatus), chân cao là trội hoàn toàn so với chân thấp, vảy chân đều là trội hoàn toàn so với vảy chân lệch. Tiến hành phép lai công trống chân cao, vảy đều thuần chủng và công mái chân thấp, vảy lệch thuần chủng ở đời con thu được 100% con lai chân cao, vảy đều. Cho các con F1 lai với nhau thu được ở F2 tỷ lệ 9 cao, vảy đều: 3 cao, vảy lệch: 3 thấp, vảy đều và 1 thấp, vảy lệch. Trong đó tất cả những cá thể có vảy lệch đều là con cái. Nhận định chính xác khi nói về phép lai nói trên
Câu 7:
Người ta thực hiện 3 phép lai dưới đây để nghiên cứu về sự di truyền màu lông ở chuột:
- P1: lông xám x lông xám => F1-1 : 3 lông xám: 1 lông trắng.
- P2: lông vàng x lông trắng => F1-2 : 3 lông trắng: 2 lông vàng: 1 lông xám.
- P3: lông vàng x lông vàng => F1-3 : 1 lông xám: 2 lông vàng
Cho các nhận định sau về sự di truyền màu lông ở chuột:
(1) Tính trạng màu lông do 2 cặp gen tương tác với nhau quy định.
(2) Có hiện tượng gen gây chết khi ở trạng thái đồng hợp.
(3) Trong số cá thể ở sống sót cá thể có màu lông vàng có nhiều kiểu gen nhất.
(4) Cho các con lông xám ở P1 giao phối với các con lông vàng ở P3 thì F1 thì thế hệ sau sẽ xuất hiện lông vàng chiếm 50%.
Có bao nhiêu nhận định đúng
Câu 8:
Các nhà sinh học ghi chép lại là: trong một mẫu thí nghiệm về nước biển có 5 triệu cá thể tảo biển thuộc loài Coscinodiscus trên một mét khối nước. Các nhà sinh học đang xác định điều gì?
Câu 9:
Ở 1 loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa đỏ, thu được F1 có kiểu hình thân thấp, hoa trắng chiếm 12,5%. Trong số các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả phép lai trên?
(1) Tỉ lệ kiểu gen của F1 là 2:2:1:1:1:1.
(2) Nếu F1 có 1600 cây thì cây thân thấp, hoa đỏ sẽ là 600.
(3) Trong số cây thấp đỏ ở F1, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm 1/3.
(4) Nếu cho cây cao, trắng ở F1 giao phấn với nhau thì ở F2 tỉ lệ cây cao, trắng là 75%.
(5) Nếu cho cây cao, đỏ ở F1 tự thụ phấn thì F2 tỉ lệ cây cao, đỏ chiếm 62,5%.
(6) F1 có 4 loại kiểu hình và 6 loại kiểu gen
Câu 10:
Ở một loài ngẫu phối, một gen có 2 alen là : gen A quy định tính trạng trội, gen a quy định tính trạng lặn. Trong quần thể hiện tại tỉ lệ kiểu gen là 0,6 AA : 0,4 Aa . Biết rằng qua nhiều thế hệ kiểu hình trong quần thể chỉ biểu hiện theo gen trội. Cho các nhận định sau cấu trúc di truyền của quần thể:
(1) Ở thế hệ sau tỉ lệ kiểu gen trong quần thể sẽ là 0,67 AA : 0,33 Aa.
(2) Tỉ lệ tần số alen A/a sau 3 thế hệ là 7/1
(3) Tần số của alen A tăng dần, tần số alen a giảm dần qua các thế hệ.
(4) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp sẽ tăng dần, tỉ lệ kiểu gen dị hợp sẽ giảm dần qua các thế hệ.
Số nhận định đúng là:
Câu 11:
Một nhà tế bào học nhận thấy có 2 phân tử protein có cấu trúc hoàn toàn khác nhau được dịch mã từ 2 phân tử mARN khác nhau. Tuy nhiên 2 phân tử mARN này đều được tổng hợp từ cùng 1 gen. Cơ chế nào sau đây có thể giải thích hợp lý nhất cho hiện tượng trên?
Câu 12:
Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen?
Câu 13:
Cho các phát biểu sau về tác động của nhân tố sinh thái lên cá thể sinh vật:
(1) Các nhân tố sinh thái tác động một cách tổng hợp lên cá thể sinh vật.
(2) Loài có giới hạn sinh thái càng rộng về nhiều nhân tố sinh thái thì càng phân bố hẹp.
(3) Các nhân tố sinh thái khác nhau thì tác động lên cá thể sinh vật cũng khác nhau.
(4) Các nhân tố sinh thái có thể kìm hãm nhau cũng có thể thúc đẩy nhau khi tác động lên cá thể sinh vật.
Số phát biểu đúng là
Câu 14:
Xét các mối quan hệ sinh thái:
(1) Cộng sinh
(2) Ký sinh
(3) Hội sinh
(4) Hợp tác
(5) Vật ăn thịt và con mồi
Từ những mối quan hệ sinh thái này, xếp theo thứ tự tăng cường tính đối kháng ta có
Câu 15:
Cho các phát biểu sau:
(1) Khống chế sinh học thường dẫn đến sự cân bằng sinh học.
(2) Ứng dụng khống chế sinh học trong bảo vệ thực vật bằng cách sử dụng thiên địch để trừ sâu.
(3) Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài.
(4) Nơi quần xã sống gọi là sinh cảnh.
Số phát biểu đúng là